Các nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 37 - 40)

a, Tiềm lực tài chính của ngân hàng.

Nguồn lực tài chính nghĩa là vốn tự có và khả năng huy động vốn của NHTM. Một NHTM có quy mô huy động vốn lớn, chi phí huy động thấp có thể giúp ngân hàng cho vay với một mức lãi suất cạnh tranh. Điều này thuận lợi trong việc mở rộng hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Bên cạnh khả năng huy động vốn thì vốn tự có cũng là một yếu tố quan trọng. Vốn tự vó là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập và thuộc sở hữu của ngân hàng. Nó được coi là tấm đệm phòng chống các rủi ro cho ngân hàng, góp phần gia tăng lòng tin, hình ảnh, uy tín của ngân hàng với khách hàng.

Như vậy khi ngân hàng có vốn tự có lớn thì ngân hàng vẫn an toàn trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng.

b, Cơ cấu tổ chức của ngân hàng.

hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ nhân viên trong cùng một phòng, giữa các phòng ban với nhau và cao hơn là giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống, từ đó nắm bắt và triển khai tốt việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao được chất lượng hoạt động tín dụng và đảm bảo được tính thống nhất và hiệu quả trong quá trình hoạt động. Ngoài ra ngân hàng còn phải hạch toán lỗ lãi theo sản phẩm, dịch vụ, theo nhóm khách hàng, theo thị trường...và không ngừng nâng cao uy tín của ngân hàng.

c, Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng.

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của không chỉ hoạt động tín dụng mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động ngân hàng cũng ngày càng tinh vi phức tạp đòi hỏi cán bộ tín dụng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để có thể quản lý tốt các khoản tín dụng. Do vậy, ngân hàng cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng, từ đó có thể nâng cao chất lượng của từng khoản tín dụng.

d, Chính sách tín dụng của ngân hàng.

Đối với mỗi ngân hàng và trong từng thời kỳ thường có những chính sách khác nhau. Chính sách tín dụng của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng các khoản cho vay, quy mô của từng khoản vay, các khoản đảm bảo và nhiều yếu tố khác. Chính sách tín dụng của ngân hàng không những phụ thuộc khá nhiều vào chính sách của Chính Phủ và các cơ quan quản lý. Chính sách tín dụng tạo ra sự quản lý, hướng dẫn cần thiết cho các nhân viên tín dụng và rõ ràng có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả tín dụng.

e, Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các khoản tín dụng. Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần

phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng. Do vậy cần phải tuân thủ các bước của quy trình tín dụng, không được bỏ qua, hoặc xem nhẹ bước nào. Tuy nhiên, để chất lượng khoản tín dụng được nâng cao thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, sự đánh giá khách quan, công tâm để đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.

g, Thông tin trong tín dụng.

Thông tin tín dụng là hết sức cần thiết, nó là cơ sở để xem xét quyết định cho vay và theo dõi, quản lí khoản cho vay. Thông tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ vay vốn của khách hàng; nguồn số liệu thống kê của Tổng cục thống kê; thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin từ các nhà tư vấn chuyên nghiệp; hay thông tin điều tra trực tiếp tại các doanh nghiệp. Chất lượng tín dụng chỉ có thể được nâng cao khi ngân hàng có những nguồn thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để dự đoán và đề ra các biện pháp ngăn ngừa phòng chống rủi ro.

h, Kiểm soát nội bộ.

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong hoạt động tín dụng, những thuận lợi, khó khăn cũng như việc chấp hành những quy định pháp luật, nội dung, quy chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp Ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trương đúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy chế, thể lệ, chính sách và mức độ kịp thời phát hiện sai sót cũng như những nguyên nhân dẫn đến sai sót lệch lạc trong quá trình thực hiện các

khoản tín dụng để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 37 - 40)