Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 26 - 32)

1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngắn hạn.

Tín dụng ngắn hạn được hiểu là khoản cho vay tối đa đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và

nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn:

a, Dư nợ từng món vay nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhanh.

Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu, mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu động nên số vốn vay thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhanh hơn so với tín dụng trung dài hạn. Thời gian thu hồi vốn nhanh hơn so với tín dụng trung dài hạn.

Vốn tín dụng ngắn hạn thường dùng để bù đắp thiếu hút trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch trong thu chi trong ngắn hạn… Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh hơn tín dụng trung dài hạn.

b, Rủi ro tín dụng trong ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng trung dài hạn.

Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy sự biến động của nền kinh tế và của doanh nghiệp thường là không lớn so với tín dụng trung dài hạn. Mặt khác trong ngắn hạn, giá trị các tài sản đảm bảo như giấy tờ có giá sẽ ít biến động hơn.

c, Lãi suất thấp.

Lãi suất là khoản chi phí mà người đi vay trả cho người cho vay để có quyền sử dụng vốn. Chính vì các rủi ro mang lại của khoản tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với tín dụng trung dài hạn, do đó lãi suất tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất tín dụng trung, dài hạn.

d, Chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ dư nợ cho vay của ngân hàng.

đảm bảo khả năng thanh khoản của mình, các ngân hàng thương mại chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Tuy vậy ngân hàng vẫn luôn cố gắng cân đối giữa các khoản tín dụng ngắn hạn và dài hạn vì lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn để đạt được lợi nhuận cao nhất.

1.1.2.2. Các hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại.

Chiết khấu.(nội dung đã trình bày ở trang 17)

Bao thanh toán.(nội dung đã trình bày ở trang 17)

Thấu chi và cho vay theo hạn mức tín dụng.

Đây là phương thức tài trợ ngắn hạn trong đó ngân hàng cho vay bằng cách cho phép khách hàng được rút tiền vượt quá số dư trên tài khoản vãng lai trong phạm vi số tiền và thời hạn nhất định. Tài khoản để giải ngân là tài khoản vãng lai tức là tài khoản tiền gửi được phép dư nợ và mức dư nợ tối đa bằng với hạn mức đã cam kết. Phương thức cho vay này được sử dụng để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết. Cơ sở để xác định hạn mức tín dụng là bảng cân đối kế toán dự tính, và ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có vốn lưu động ròng tham gia theo một tỷ lệ nhất định.

Cho vay từng lần.

Đối tượng của cho vay từng lần là các khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay, khách hàng lập hồ sơ theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. Mức cho vay được xác định căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Cho vay dựa trên tài sản bảo đảm.

khoản phải thu; tài trợ hàng tồn kho; các tài sản bảo đảm khác. Đối với hình thức cho vay này cần đặt ra mức độ thâm hụt cận biên thích hợp để tránh rủi ro giảm giá trị tài sản, kết hợp với việc sử dụng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

1.1.2.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn.

Tín dụng ngắn hạn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Đây là nguồn vốn khá lớn của nền kinh tế, nguồn vốn ngắn hạn đã góp phần làm ổn định, duy trì và mở rộng sản xuất đối với doanh nghiệp, nâng cao đời sống cho dân chúng và là cơ sở cho một nền kinh tế ổn định và phát triển. Tín dụng ngắn hạn có vai trò quan trọng với nền kinh tế nói chung và đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp nói riêng.

a, Đối với nền kinh tế.

Tín dụng ngắn hạn và nền kinh tế có mối quan hệ mật thiết. Tín dụng ngắn hạn góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại để hoạt động tín dụng ngắn hạn có chất lượng thì đòi hỏi nền kinh tế cũng phải ổn định, minh bạch, phải có cơ chế phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp các ngành.

Tín dụng ngắn hạn tham gia vào tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó điều hòa nguồn vốn ngắn hạn một cách hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Tín dụng ngắn hạn thúc đẩy cạnh tranh, làm lành mạnh hóa nền kinh tế, góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước kiểm soát nền kinh tế. Từ chức năng điều hòa phân phối nguồn vốn, tín dụng ngắn hạn đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực. Giúp ổn định nền kinh tế khi xảy ra khủng hoảng, giảm

bớt những biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế.

b, Đối với khách hàng là cá nhân.

Tín dụng ngắn hạn giúp khách hàng được hưởng các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, và đặc biệt là đối với các khoản chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho giáo dục và y tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín dụng ngắn hạn cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

c, Đối với khách hàng là doanh nghiệp.

+ Tín dụng ngắn hạn bổ xung nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Do không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu chi của một doanh nghiệp nên tại một thời điểm nhất định, doanh nghiệp có thể thiếu hụt tạm thời nguồn vốn cho kinh doanh và cần phải bổ xung để tiếp tục kinh doanh. Đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ như các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản. Đối với các doanh nghiệp này tín dụng ngắn hạn từ ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tận dụng thời cơ để phát triển sản xuất.

+Tín dụng ngắn hạn tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả.

Các doanh nghiệp sau khi vay vốn của ngân hàng cần phải kiểm soát tốt nguồn vốn vay này, đảm bảo tỷ suất sinh lời phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới có thể trả nợ cho ngân hàng. Về phía ngân hàng, khả năng thu hồi phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì thế ngân hàng thường xem xét đánh giá kỹ lưỡng phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ cấp tín dụng cho các phương án khả thi. Vì vậy, muốn được ngân hàng cấp vốn thì doanh nghiệp phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng

lực sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, khi đã cho vay ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các thỏa thuận đã ký kết, nhằm sử dụng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao nhất. Một yếu tố nữa là do quyền lợi của ngân hàng gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp, nên ngân hàng sẽ hợp tác với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong phạm vi cho phép, tư vấn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

+ Tín dụng ngắn hạn tác dụng tích cực đến nhịp độ phát triển và sức canh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn nhu cầu thị trường trên mọi phương diện: giá cả, khối lượng, chất lượng, chủng loại, thời gian, địa điểm. Để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp không những nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, chế độ hạch toán kế toán mà còn phải không ngừng cải tiến thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, tìm tòi vật liệu mới, mở rộng quy mô sản xuất một cách thích hợp. Những hoạt động này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp. Giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìm đến ngân hàng xin vay vốn thỏa mãn nhu cầu đầu tư của mình.

c, Đối với ngân hàng.

Hoạt động tín dụng tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn với nhiều hình thức đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vì đây là khoản vay có thời hạn ngắn nên sự biến động của nền kinh tế không nhiều. Mặc khác những tài sản bảo đảm trong tín dụng ngắn hạn sẽ ít biến động hơn tín dụng trung dài hạn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện hưng hà, tỉnh thái bình (Trang 26 - 32)