Việc thu nợ và tính lãi được thực hiện theo mức tiền và kỳ hạn đã quy định trong khế ước TH1: Toàn bộ số nợ chỉ quy định một kỳ hạn. Toàn bộ số nợ phải trả một lần vào cuối kỳ và lãi được tính và thu cùng một lúc với nợ gốc
TH2: Một khoản nợ được chia ra làm nhiều kỳ hạn, mỗi kỳ hạn là một mức tiền khi ngân hàng thu nợ gốc đồng thời sẽ tính và thu lãi cho vay.
Chú ý
- Nếu đến kỳ trả mà bên vay không có tiền để trả , thì phải làm đơn xin gia hạn nợ. + Nếu vì lý do chính đáng thì ngân hàng giải quyết cho gia hạn.
+ Nếu không có lý do chính đáng thì ngân hàng thực hiện chuyển nợ quá hạn và tính lãi suất quá hạn
Lãi phải trả quá hạn = Dƣ nợ quá hạn* Lãi suất quá hạn (ngày)* Số ngày quá hạn
- Nếu đến kỳ trả nợ mà bên vay có trả nhƣng trả không đủ nợ gốc và lãi vay
+ Ngân hàng thu lãi trước + Sau đó mới trừ vào nợ gốc.
+Số còn lại chưa trả được tính lãi quá hạn
- Trƣờng hợp khách hàng trả trƣớc thời hạn vay một số tiền nhất định cho ngân
hàng:
Ví dụ: Một khoản tín dụng trị giá 500 triệu được ngân hàng A cho công ty B vay thời hạn 1 tháng với lãi suất 1%/tháng. Ngày vay 01/5 đáo hạn 01/6, ngày 20/5 công ty B trả trước 300 triệu và trả nợ gốc đúng hạn.
Lãi phải trả = (500 triệu x 19 ngày + 200 triệu x 12 ngày) x 1% 31
Ví dụ:
Ngày 10/07 ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay bổ sung vốn lưu động với nội dung cụ thể như sau:
- Số tiền: 800.000.000 đ - Thời hạn : 3 tháng - Lãi suất : 1.5% tháng
- Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay Yêu cầu:
1. Xác định số tiền khách hàng phải trả cho ngân hàng vào thời điểm đáo hạn nếu trả một lần cả gốc và lãi khi đáo hạn.
2. Nếu toàn bộ số nợ được trả làm 3 đợt: + Đợt 1: ngày 10/8, gốc 250 triệu và lãi + Đợt 2: ngày 10/9, gốc 250tr và lãi
+ Đợt 3: ngày 10/10, gốc 300 tr và lãi Tính số tiền khách hàng phải trả cho NH 3. Tuy nhiên
+ Đợt 1: Dn trả chậm 10 ngày với số tiền 150 tr, và sau đó 5 ngày mới trả hết số nợ vay của đợt 1
+ Đợt 2: trả chậm 15 ngày + Đợt 3: trả đúng hạn