Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 55)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.2.6.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

2.2.6.1. Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)

Bảng 11: CHỈ TIÊU TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN CHỈ TIÊU Đơn vịtính Năm 2009 Năm2010 Năm2011

Tổng dư nợ Triệu

đồng 343.575 289.917 334.086

Tổng tài sản Triệu

đồng 545.329 537.970 500.431

TDN/TTS % 63 53,89 66,76

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kế toán và phòng kinh doanh SaiGonBank Cần Thơ cung cấp)

Chú thích: TDN: tổng dư nợ ; TTS: tổng tài sản

Hình 11: TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN NĂM 2009, 2010 & 2011

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy dư nợ của Ngân hàng tưng giảm không đều qua ba năm dẫn đến chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản lại cũng theo chiều hướng tương tự. Cụ thể năm 2009 chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản là 63%, đến năm 2010 là 53,89%, chỉ tiêu nay giảm là do tốc độ tăng tài sản cao hơn tốc độ tăng dư nợ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản của

đã tăng lên 12,87% so với năm 2010, chỉ tiêu này tăng là do tốc độ tăng tài sản thấp hơn chỉ tiêu tăng dư nợ. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản của Ngân hàng đã tăng lên trong năm 2011, tuy nhiên hiệu quả hoạt động tín dụng chưa xứng với tiềm năng của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần phát huy tốt hơn khả năng cho vay của mình, có như vậy hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với tiềm năng thật sự của Ngân hàng.

2.2.6.2. Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ (%)

Bảng 12: DƯ NỢ NGẮN (TRUNG VÀ DÀI) HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kinh doanh SaiGonBank cung cấp)

Hình 12: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ CÁC NĂM 2009, 2010 & 2011

CHỈ TIÊU Năm

2009 Năm2010 Năm2011

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ 86,94 81,75 80,58

Dư nợ trung và dài hạn/ Tổng dư nợ 13,06 18,25 19,42

Qua ba năm 2009, 2010 và 2011 dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trong lớn hơn dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ ngắn hạn năm 2009 chiếm 86,94% tổng dư nợ, còn tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ là 13,06%. Sang năm 2010, dư nợ ngắn hạn là 81,75% tổng dư nợ còn dư nợ trung và dài hạn là 18,25% và năm 2011 tỷ lệ này là 80.58% và 19,42%. Đây là biểu hiện tốt về khả năng thanh khoản của Ngân hàng bởi vì cho vay trung và dài hạn thì vốn quay vòng chậm, ngược lại cho vay ngắn hạn thì vốn và lãi được thu hồi nhanh có thể tái đầu tư và giúp Ngân hàng chi trả lãi tiền gửi đồng thời chủ động nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Tuy nhiên, cho vay trung và dài hạn đem lại thu nhập cao hơn cho vay ngắn hạn. Do đó các ngân hàng luôn duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn.

2.2.6.3. Hệ số thu nợ (%)

Bảng 13: CHỈ TIÊU HỆ SỐ THU NỢ

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.163.392 761.275 648.195

Doanh số cho vay Triệu đồng

1.109.549 707.617 692.364

Hệ số thu nợ % 104,85 107,58 93,62

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kinh doanh SaiGonBank cung cấp)

Hình 13: HỆ SỐ THU NỢ CÁC NĂM 2009, 2010 & 2011

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng giảm không đều %

20010 hệ số thu nợ tăng 107,58%. Đến năm 2011 hệ số thu nợ giảm xuống còn 93,62%, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng đã giảm sút. Ngân hàng cần chú trọng hơn đối với công tác thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn đồng thời có những biện pháp hữu hiệu trong việc xử lý nợ và tài sản cầm cố, thế chấp. Mặt khác, Ngân hàng cũng cần chú trọng hơn khâu lựa chọn khách hàng khi xét duyệt cho vay, đây cũng là biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng thu nợ.

2.2.6.4. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Bảng 14: CHỈ TIÊU VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG

CHỈ TIÊU Đơn vịtính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.163.392 761.275 648.195 Dư nợ bình quân Triệu đồng 317.287 316.746 312.002 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,6 2,4 2,1

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kinh doanh SaiGonBank cung cấp)

Hình 14: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NĂM 2009, 2010 & 2011

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Năm 2009, vòng quay vốn tín dụng là 3,6

vòng, năm 2010 là 2,4 vòng, năm 2011 là 2 vòng. Vòng quay vốn tín dụng đều giảm qua các năm cho thấy vốn tín dụng của Ngân hàng quay vòng chậm và kém hiệu quả. Điều này cũng biểu hiện hiệu quả công tác thu nợ của Ngân hàng đang có chiều hướng giảm sút. Ngân hàng cần điều chỉnh giảm cho vay trung và dài hạn, gia tăng cho vay ngắn hạn đồng thời nâng cao hiệu quả công tác thu nợ. 2.2.6.5. Rủi ro tín dụng (%)

Bảng 15: CHỈ TIÊU NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ (RỦI RO TÍN DỤNG)

CHỈ TIÊU Đơn vị

tính

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ xấu Triệu đồng

945 1191 5192

Tổng dư nợ Triệu đồng

343.575 289.917 334.086

Rủi ro tín dụng % 0,28 0,41 1,55

(Nguồn: Tính toán từ số liệu phòng kinh doanh SaiGonBank cung cấp)

Hình 15: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ NĂM 2009, 2010 & 2011

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng tăng trong ba năm vừa qua. Cụ thể năm 2009, tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng

2011. Tuy tỷ lệ nợ xấu tăng nhưng Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng ba năm qua đều ở mức thấp cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ba năm qua đạt hiệu quả tốt, mức độ rủi ro thấp. Đây là kết quả tốt cần được duy trì trong những năm tiếp theo.

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNGNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG

3.1. Những mặt đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 48 - 55)