Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 64)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.2.2.1.Doanh số cho vay theo thời hạn

Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì

doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Ngắn hạn 1.054.184 657.778 624.779 -396.406 -37,6 -32.999 -5 Trung và dài hạn 55.365 49.839 67.585 -5.526 -9,98 17.746 35,6 Tổng 1.109.549 707.617 692.364 -401.932 -36,22 -15.253 -2,15

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)

Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011

Doanh số cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi trong ba năm qua. Cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2009 chiếm 95%, năm 2010 giảm xuống 93% và năm 2011 tiếp tục giảm xuống 90%. Còn cho vay trung và dài hạn trong năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 5%, 7%, 10% tổng doanh số cho vay.

Do nền kinh tế còn đang trong giai đoạn bất ổn nên một số ngành Kinh tế làm ăn thua lỗ không đáp ứng được một số yêu cầu của Ngân hàng nên không được cấp tín dụng, mặt khác lãi suất cho vay khá cao cũng ảnh hưởng đến doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng.

Năm 2009 tổng doanh số cho vay là 1.109.549 triệu đồng, sang năm 2010 giảm mạnh còn 707.617 triệu đồng, giảm 36,22% so với năm 2009. Trong đó cho vay ngắn hạn giảm 37,6% so với năm 2009, cho vay trung và dài hạn giảm 9,98% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống 692.364 triệu đồng, giảm 2,15% so với năm 2010. Trong đó cho vay ngắn hạn là 624.779 giảm 32.999 hay giảm 5% so với năm 2010, tuy nhiên vay trung và dài hạn đạt 67.585 triệu đồng, tăng 17.746 triệu đồng hay tăng 35,6% so với năm 2010.

Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm 2009, 2010, 2011 thi doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm giảm mức độ rủi ro đồng thời có thể nhanh chóng thu nợ và tái đầu tư tín dụng và đảm bảo khả năng quay vòng vốn tín dụng. Đồng thời phù hợp với khả năng huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn tuân thủ đúng theo Quyết định 457/2005/QĐ –NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Ta cũng có thể thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 và năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2009

nguyên nhân là do năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng qua cao ước tính đạt 37,73% so với 25% kế hoạch.

2.2.2.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Dưới đây là bảng doanh số cho vay của Ngân hàng theo thành phần kinh tế

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cty TNHH tư nhân 128.004 96.396 102.537 -31.608 -24,69 6.141 6,37 Cty Cổ phần 340.477 81.753 69.659 -258.724 -75,99 -12.094 -14,79

Doanh nghiệp tư

nhân 398.175 255.322 144.349 -142.853 -35,88 -110.973 -43,46

Kinh tế cá thể 242.893 274.146 375.819 31.253 12,87 101.673 37,09

Tổng 1.109.549 707.617 692.364 -401.932 -36,22 -15.253 -2,16

Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011.

Qua đồ thị ta có thể thấy doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế tăng giảm không đều nhau mà giảm rõ rệt nhất là Cty cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân. Đối với Cty cổ phần: Tổng doanh số cho vay năm 2009 là 340.477 triệu đồng, đến năm 2010 giảm còn 81.753 triệu đồng, giảm 258.724 triệu đồng tương ứng giảm 75,99% so với năm 2009, và đến năm 2011 là 69.659 triệu đồng, giảm 12.094 triệu đồng tương ứng giảm 14,79% so với năm 2010. Doanh nghiệp tư nhân: Tổng doanh số cho vay đạt được trong năm 2009 là 398.175 triệu đồng, đến năm 2010 giảm 255.322 triệu đồng, giảm 142.853 triệu đồng tương ứng giảm 35.88% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 144.349 triệu đồng, giảm 110.937 triệu đồng tương ứng giảm 43,46% so với năm 2010.Nguyên nhân là Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2011/NĐ-CP thay thế 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, do vậy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa dễ tiếp cận nguồn vốn hơn so với hai thành phần kinh tế trên và cũng là nguyên nhân làm giảm doanh số cho vay vủa Ngân hàng trong thời gian qua.

Đặc biệt đối với thành phần kinh tế cá thể doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 242.893 triệu đồng. Sang năm 2010 đạt 274.146 triệu đồng, tăng 32.253 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 12,87% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 375.819 triệu đồng, tăng 101.673 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 37,09 % so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng đó là việc làm ăn có hiệu quả nên nhu cầu vốn luôn tăng, mặc khác Ngân hàng chú trọng thành phần kinh tế nay hơn, do việc tái cấp vốn cho thành phần kinh tế dễ dàng hơn, và thành phần kinh tế này thuộc nhiều ngành, nghề khác nhau nên có thể phân tán rủi ro nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.

Nhìn chung sự giảm tổng doanh số cho vay ở năm 2010 và 2011 so với năm 2009 do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất tăng mạnh, với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, mặc khác nền kinh tế không ổn định thị trường có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi tăng làm lãi suất cho vay tăng và do sư cạnh tranh của các Ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn nên đã làm cho doanh số cho vay giảm.

2.2.3. Phân tích doanh số thu nợ

Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn. Bởi vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động của mình một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng là điều đámg mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và là dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.

2.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn

Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ NĂM 2009, 2010 & 2011

Đơn vị tính: triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ

tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 1.140.858 719.469 592.564 -421.389 -36,94 -126.905 -17,64 Trung và dài hạn 22.534 41.806 55.631 19.272 85,52 13.825 33,07 Tổng 1.163.392 761.275 648.195 -402.117 -34,56 -113.080 -14,85

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)

Sự thể hiện doanh số thu nợ qua đồ thị của Ngân hàng trong ba năm ta có thể thấy doanh số thu nợ ngắn hạn giảm qua ba năm, cụ thể là: Doanh số thu nợ năm 2009 là 1.140.858 triệu đồng. Sang năm 2010 còn 719.469 triệu đồng, giảm 421.389 triệu đồng tương ứng giảm 36,94 % so với năm 2009. Đến năm 2011 là 592.564 triệu đồng, giảm 126.905 triệu với tỷ lệ giảm 17,64 % so với năm 2010. Nguyên nhân của xu hướng giảm tổng doanh số thu nợ không phải do việc không thu được các món nợ mà do doanh số cho vay của Ngân hàng giảm trong những năm qua.

Ngược lại doanh số thu nợ trung và dài hạn lại tăng, với năm 2009 doanh số thu nợ là 22.534 triệu đồng. Đến năm 2010 đạt 41.806 triệu đồng tăng 19.272 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 85,52 % so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng đến 55.631 triệu đồng, tăng 13.825 triệu đồng tương ứng tăng 33,07 % so với năm 2010. Đạt được kết quả như vậy là do đa số các khoản nợ dài hạn điều đã đến hạn thu hồi.

2.2.3.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 &2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Cty TNHH tư nhân 204.211 78.472 80.656 -125.739 -61,57 2.184 2,78 Cty Cổ phần 420.008 47.211 111.532 -372.797 -88,76 64.321 136,24 Doanh nghiệp tư nhân 343.469 366.986 136.540 23.517 6,85 -230.446 -62,79 Kinh tế cá thể 195.704 268.606 319.467 72.902 37,25 50.861 18,94 Tổng 1.163.392 761.275 648.195 -402.117 -34,56 -113.080 -14,85

Hình 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011

Đối với Cty TNHH tư nhân: Doanh số thu nợ năm 2009 là 204.211 triệu đồng. Sang năm 2010 chỉ còn 78.472 triệu đồng giảm 125.739 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 61,57% so với năm 2009. Đến năm 2011 tăng lên 80.656 triệu tăng 2.184 triệu đồng tương ứng tăng 2,78% so với năm 2010.

Đối với Cty Cổ phần: Doanh số thu nợ năm 2009 đạt 420.008 triệu đồng. Đến năm 2010 giảm chỉ còn 47.211 triệu đồng, giảm 372.797 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm lả 88,76% so với năm 2009.Sang năm 2011 đạt 111.532 triệu đồng, tăng 64.321 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 136,24 % so với năm 2010.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Doanh số thu nợ năm 2009 đạt 343.469 triệu đồng. Năm 2010 tăng lên 366.986 triệu đồng, tăng 23.517 triệu đồng tương ứng tăng 6,85% so với năm 2009. Đến năm 2011 còn 136.540, giảm 230.446 triệu đồng tương ứng giảm 62,79% so với năm 2010.

Đối với kinh tế cá thể: Doanh số thu nợ năm 2009 là 195.704 triệu đồng. Đến năm 2010 tăng lên 268.606 triệu đồng, tăng 72.902 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 37,25% so với năm 2009. Và đến năm 2011 tiếp tục tăng lên

319.467 triệu đồng, tăng 50.861 triệu đồng tương ứng tăng 18,94% so với năm 2010.

Nhìn chung nguyên nhân giảm doanh số thu nợ đối với các thanh phần kinh tế trong những năm qua là do một số công ty làm ăn thua lỗ vì chịu ảnh hưởng của sự biến động kinh tế ở Châu Âu, giá xăng dầu tăng liên tục làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty nên Ngân hàng còn e ngại cấp vốn nên doanh số cho vay đối với các công ty nay giảm đồng thời kéo theo sự sụt giảm của doanh số thu nợ.

2.2.4. Phân tích dư nợ

2.2.4.1. Dư nợ theo thời hạn cho vay

Bảng 7: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ% tiềnSố Tỷ lệ% Ngắn hạn 298.692 237.001 269.216 -61.691 -20,65 32.215 13,59 Trung và dài hạn 44.883 52.916 64.870 8.033 17,9 11.954 22,59 Tổng 343.575 289.917 334.086 -53.658 -15,62 44.169 15,24

Hình 8: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011

Dư nợ ngắn hạn : Năm 2009 là 298.692 triệu đồng, năm 2010 giảm còn 237.001 triệu đồng, tức giảm 61.691 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 20,65% so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh số cho vay giảm kết quả dẫn tới việc dư nợ cũng giảm theo, mặc khác thể hiện khả năm làm việc có hiệu quả của cán bộ tín dụng trong việc thu hồi nợ . Đến năm 2011 lại tăng lên 269.216 triệu đồng, tăng được 32.215 triệu đồng tương ứng tăng13,59% so với năm 2010 . Cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng trở lại.

Dư nợ trung và dài hạn: Năm 2009 đạt 44.883 triệu đồng, sang năm 2010 tăng 52.916 triệu đồng tăng 8.033 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,9% so với năm 2009. Năm 2011 tăng được 64.870 triệu đồng, tăng 11.954 tỷ lệ tăng là 22,59% so với năm 2010. Kết quả này là do năm 2011 tốc độ tăng cho vay trung và dài hạn (36,5%) cao hơn tốc độ tăng cho vay ngắn hạn (giảm 5%) làm tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn cao hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn.

2.2.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 8 : DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cty TNHH tư nhân 31.340 49.264 71.145 179.24 57,19 21.881 44,42 Cty Cổ phần 15.331 49.873 8.000 34.542 225,31 -41.873 -83,96 Doanh nghiệp tư nhân 172.481 60.817 68.626 -111.664 -64,74 7.809 12,84 Kinh tế cá thể 124.423 129.963 186.315 5.540 4,45 56.352 43,36 Tổng 343.575 289.917 334.086 -53.658 -15,62 44.169 15,24 Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 9: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011

Qua bảng số liệu dư nợ ta có thể thấy dư nợ ở thành phần kinh tế tăng

tổng dư nợ và luôn tăng qua các năm, với năm 2009 là 124.423 triệu đồng. Sang năm 2010 đạt 129.962 triệu đồng, tăng 5.540 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 4,45%. Năm 2011 đạt 186.315 triệu đồng, tăng 56.352 triệu đồng tỷ lệ tăng là 43,36%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng qua các năm và cũng thể hiện việc làm ăn có hiệu quả của thành phần kinh tế này. Đối với các Cty Cổ phần tăng giảm dư nợ không ổn định cụ thể là năm 2009 đạt 15.331 triệu đồng. Năm 2010 tăng 49.873 triệu đồng, tương ứng tăng 34.542 triệu đồng với tỷ lệ tăng 225,31 %, nhưng đến năm 2011 chỉ còn 8.000 triệu đồng, giảm 41.873 triệu đồng với tỷ lệ giảm 83,96 %, mà đa phần là các Cty Cổ phần Thủy sản bị lệnh áp đặt thuế chống bán phá giá ca tra vẫn kéo dài từ nhiều năm nay do đó việc xuất khẩu không ổn định nên nhu cầu vay vốn không cao dẫn đến giảm dư nợ cho vay của Ngân hàng.

2.2.5. Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 34 - 64)