Phân tích nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

4. Phạm vi nghiên cứu

2.2.5. Phân tích nợ xấu

Nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Nợ xấu làm cho vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để thấy được tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, ta xem qua bảng số liệu sau:

Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh chênh lệch 20010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền % Số tiền % Nợ dưới tiêu chuẩn 694 905 3894 211 30,41 2989 330,2 Nợ nghi ngờ 251 286 1298 34 13,93 1012 354,1 Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0 0 0 0 0 Tổng nợ xấu 945 1191 5192 246 26,03 4001 335,94

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)

Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NĂM 2009, 2010 & 2011

Nhìn chung nợ xấu của Ngân hàng chỉ năm trong nợ quá hạn nhóm 3 và nhóm 4. Trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng. Năm 2009 Nợ xấu của Ngân hàng là 945 triệu đồng. Sang năm 2010 tăng lên 1.191 triệu đồng, với mức tăng so với năm 2009 là 246 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 26,03%. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao từ mức 694 triệu đồng năm 2009 lên 905 triệu

băng 1/3 của nợ dưới tiêu chuẩn đó là năm 2009 ở mức 251 triệu đồng, sang năm 2010 chỉ tăng chút ít 286 triệu đồng, tăng 34 triệu tỷ lệ tăng là 13,93%.

Đến năm 2011 tình hình nợ xấu diễn biến trở nên phức tạp, nó tăng lên đến 5.192 triệu đồng, tăng 4.001 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng là 335,94%. Với nợ dưới tiêu chuẩn tăng lên đến 3894 triệu đồng, tăng 2.989 triệu đồng tỷ lệ tăng 330,2% so với năm 2010. Nợ nghi ngờ tăng lên 1.298, tăng 1.012 triệu đồng tỷ lệ tăng 354,1% so với năm 2010. Đây là dấu hiệu không tốt của hoạt động tín dụng của Ngân hàng, do tổng doanh số thu nợ ở năm 2011 chỉ đạt 648.195 triệu đồng, so với năm 2010 là 761.275 triệu đồng, giảm 113.080 triệu đồng. Vì nợ xấu ngày một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng, tuy là tình hình nợ xấu của vẫn chưa báo động đến Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) nhưng nó vẫn tìm ẩn một sự rủi ro rất lớn vì thế Ngân hàng cần có những biện pháp để ngăn chặn kịp thời để tránh khỏi tình trạng mất vốn.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra nợ xấu ở Ngân hàng:

Bảng 10: NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ XẤU NĂM 2009, 2010 & 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

NGUYÊN NHÂN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thiên tai 174 29 3.530

Doanh nghiệp bị thua lỗ 684 1.024 1.662

Sử dụng vốn sai mục đích 87 138 -

Nguyên nhân khác - -

Tổng nợ xấu 945 1.191 5.192

(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Saigonbank Cần Thơ cung cấp)

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w