Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 64)

4. Phạm vi nghiên cứu

3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng

3.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn

Ngân hàng phải xác định công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu đi đôi với hoạt động tín dụng, tập trung huy động vốn bằng cách áp dụng lãi suất huy động hấp dẫn, ít thay đổi lãi suất. Ngân hàng nên áp dụng lãi suất bậc thang để có thể huy động được những món tiền lớn, qua đó nâng cao lượng vốn huy động từ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân.

Mở rộng quan hệ khách hàng, có chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống để duy trì mối quan hệ thân thiết đồng thời tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng. Thực hiện nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng từ đó đưa ra các chính sách và hình thức huy động phù hợp với từng địa phương trong từng thời kỳ khác nhau.

Không ngừng nâng cao phong cách, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên để tạo niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng. Đồng thời Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các chương trình gửi tiền có thưởng, rút thăm trúng thưởng... để có thể thu hút đông đảo khách hàng đến gửi tiền.

3.2.2. Hạn chế sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ

Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự gia tăng nợ xấu ngay từ khâu cho vay như sau:

a) Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả

Xây dựng một chính sách cho vay là việc cụ thể hóa các quy định về cho vay nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế và rủi ro. Một chính sách cho vay cần

phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại Ngân hàng. Bao gồm các yếu tố sau:

- Chiến lược cho vay phải hoạch định cơ cấu các loại cho vay ngắn, trung và dài hạn hoặc cho vay giữa các ngành nghề khác nhau...

- Để hạn chế rủi ro, chiến lược cho vay phải xác định mức cho vay tối đa đối với các khách hàng, các ngành nghề kinh tế.

- Phân định rõ quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng về việc giải quyết hồ sơ xin vay, mức cho vay và trách nhiệm đối với những hồ sơ vượt quá giới hạn phán quyết của mình.

- Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định và ra phán quyết đối với đơn xin vay của khách hàng.

- Mức độ ủy quyền trong Ngân hàng, ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.

- Xác định rõ bộ phận chịu trách nhiệm định giá tài sản, bộ phận phân tích tín dụng. Cần mô tả khu vực kinh doanh chính của Ngân hàng để tập trung cho vay.

- Cách thức xử lý các khoản nợ không hoàn trả được khi đến hạn.

b) Thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục cho vay

Quy trình thủ tục đầu tư tín dụng có ý nghĩ quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Ngân hàng cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước, phổ biến đến toàn thể nhân viên Ngân hàng đồng thời kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó.

- Quy định rõ nội dung của từng khâu, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ có liên quan trong khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay.

cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng dẫn đến không đảm bảo chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng.

c) Nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư

Thẩm định là khâu quan trọng nhất nhằm giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc và điều kiện thực tế ở từng địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, phương án kinh doanh. Khi thẩm định các dự án, phương án cụ thể, cán bộ tín dụng cần vận dụng xem xét linh hoạt các quy định về quy trình thẩm định nhưng phải luôn tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.

3.2.3. Đối với hoạt động thu nợ

Hệ số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng giảm qua các năm cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả, do đó Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thu nợ. Dưới đây là một số biện pháp đề xuất:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay

Bảo đảm tiền vay là biện pháp phong ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả, Ngân hàng cần thực hiện tốt vấn đề này nhằm giảm thiểu tổn thất khi khách hàng không trả được nợ. Để thực hiện tốt vấn đề bảo đảm tiền vay, Ngân hàng cần lựa chọn hình thức bảo đảm thích hợp đối với từng loại cho vay, từng loại khách hàng và phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Ngân hàng cần chú ý một số vấn đề sau:

- Thế chấp, cầm cố tài sản: cần áp dụng phổ biến đặc biệt là đối với khách hàng chưa được Ngân hàng tín nhiệm.

- Phân loại khách hàng và tài sản bảo đảm để xác định mức bảo đảm, hạn chế rủi ro.

- Cần xác định rõ các yếu tố liên quan đến tài sản bảo đảm như: tình trạng tài sản, giá trị tài sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản.

- Bảo lãnh của bên thứ ba: Được áp dụng khi khách hàng vay không đủ điều kiện thực hiện các biện pháp bảo đảm khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Giảm thiểu rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp thu hồi phù hợp đối với các khoản vay quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, cán bộ tín dụng phải tăng cường đôn đốc thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình tài chính,... Bên cạnh đó Ngân hàng cần có những biện pháp giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn tài chính nhanh chóng trả nợ cho Ngân hàng như: - Ngân hàng nên xem xét gia hạn nợ để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

- Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn được do điều kiện khách quan thì Ngân hàng nên xem xét việc định lại kỳ hạn trả nợ.

- Một số trường hợp, Ngân hàng cần miễn giảm lãi vay hoặc xem xét tạm khoanh nợ cũ nhằm giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ.

Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lý, khách hàng vẫn không trả được nợ, Ngân hàng phải tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đây là nguồn thu hồi nợ thứ hai của Ngân hàng, việc xử lý tài sản bảo đảm cần kiên quyết, nhanh chóng, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan.

3.2.4. Đối với mạng lưới hoạt động

Cần xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp, đặc biệt là những nơi đông dân, các khu thương mại. Hiện nay, mạng lưới của Ngân hàng chưa thật sự rộng và mạnh làm hạn chế khả năng huy động.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Tóm lại trong thời gian qua nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là cuộc khung hoảng nợ công ở Châu Âu khiến kinh tế thế giới đi xuống, nhiều

Ngân hàng trên thế giới phải phá sản cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, và cả Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương. Tình hình lại suất biến động làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay và huy động của Ngân hàng, tuy nhiên với những chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thì tỷ lệ dư nợ đã dần tăng lên trong năm 2011. Đây là kết quả đáng mừng cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Có được thành công đó là do sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể nhân viên trong Ngân hàng cùng với sự chỉ đạo hợp lý, sáng suốt của ban lãnh đạo Ngân hàng.

Về kết quả kinh doanh tuy doanh thu giảm qua các năm nhưng Ngân hàng biết cách điều hòa cho chi phi giảm theo, và tốc độ giảm chi phí cao hơn tốc độ giảm doanh thu nên vẫn đạt được lợi nhuân và lợi nhuận vẫn tăng đều qua ba năm, năm 2009 đạt 8.246 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên 10.147 triệu đồng, tăng 1.901 triệu đồng với tỷ lệ 23,05% so với năm 2009. Đến năm 2011 tiếp tục tăng lên 11.827 triệu đồng tương ứng tăng 1.680 triệu đồng với tỷ lệ tăng 16,56%. Đây là kết quả khá tốt. Để giữ vững và phát huy thành tích đã đạt được, Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện phương hướng phát triển an toàn và hiệu quả. Gia tăng các công cụ, hình thức huy động vốn, thẩm định kỹ trước khi cho vay đồng thời giám sát việc sử dụng vốn vay, và cố gắng trong việc tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Hơn nữa, Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực để tạo thêm sức mạnh trong tương lai, chuẩn bị cho bước phát triển lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của Ngân hàng còn một số hạn chế. Nợ xấu không ngừng tăng lên còn hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm dần qua ba năm vừa qua. Do đó Ngân hàng cần chú ý công tác quản lý nợ và công tác thu nợ, vì nếu không, mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ ngày càng cao, gây nguy cơ tổn thất cho nguồn vốn của Ngân hàng.

Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ.

Việc quảng bá hình ảnh chưa được thực hiện mạnh mẽ, Ngân hàng nên tăng cường việc tuyên truyền, quảng cáo như in các tờ rơi, tờ bướm, những cuốn sổ giới thiệu về Ngân hàng và các chương trình, hoạt động của Ngân hàng để phát miễn phí cho khách hàng. Có như vậy Ngân hàng mới có thể quảng bá hình ảnh của mình đến rộng rãi mọi người.

Hiện nay dịch vụ thẻ của Ngân hàng còn chưa phổ biến, Ngân hàng nên đầu tư phát triển các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh toán... trong thời gian tới. Vì đây là những sản phẩm cần thiết, thuận tiện cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, một phương thức thanh toán phổ biến trong tương lai.

Nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có đồng thời phát triển thêm các sảm phẩm mới trên cơ sở công nghệ hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu, mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngân hàng cũng cần quản lý, hạn chế sự gia tăng nợ xấu, qua phân tích nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng nhanh qua các năm.

Không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ nhân viên trong Ngân hàng, phát triển nội lực để gia tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài.

Đối với Ngân hàng Nhà nước

Cần hoàn thiện các quy định về hoạt động tài chính – ngân hàng, tránh sự thay đổi tường xuyên các văn bản pháp luật về tài chính làm cho các Ngân hàng phải thường xuyên thay đổi cách hoạt động của mình.

Hạn chế sự can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng tự chủ hơn trong việc quy định lãi suất nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.

Tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam làm quen với hệ thống pháp lý thế giới để các ngân hàng chủ động hơn trong hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nức ngoài

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê.

2. TS. Nguyễn Minh Kiều Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng. Giảng viên Đại Học Mở TP. HỒ CHÍ MINH. Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Báo cáo tài chính và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Công Thương chi nhánh Cần Thơ các năm 2009, 2010 và 2011.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại saigonbank chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 64)