4. Phạm vi nghiên cứu
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và điều hành SAIGONBANK chi nhánh Cần Thơ
( Nguồn: Phòng kinh doanh SAIGONBANK Cần Thơ)
Hình 1: Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng SAIGONBANK.
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ có 1 Giám Đốc, 2 Phó Giám Đốc, 2 phòng giao dịch, 3 phòng ban và một tổ phục vụ. Trưởng, Phó phòng ban có trách nhiệm điều hành công việc mỗi ngày, riêng tổ phục vụ không có trưởng phòng, phó phòng.
Giám đốc:
Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng, hướng dẫn giám sát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động được cấp trên giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật, nâng lương cho cán bộ trong đơn vị.
Phó giám đốc:
Có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động trong cơ quan do Giám đốc phân công và ủy quyền. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, tình hình huy
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁMĐỐC Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Tổ Hành chánh Phòng Giao dịch 999 Phòng giao dịch 888
động vốn và tình hình về đầu tư tín dụng. Qua đó làm tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành các phòng nghiệp vụ.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện các khoản vay đối với khách hàng (chủ yếu ngắn hạn và trung hạn), thực hiện thẩm định làm thủ tục cho vay, kiểm soát các quá trình sử dụng các món vay của đơn vị vay vốn tiến hành xử lý nợ đối với các đơn vị vay vốn mất khả năng chi trả.
Phòng kế toán:
Thực hiện các nghiệp vụ co liên quan đến quá trình thanh toán như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm thu), chi tiền theo yêu cầu của khách hàng (ủy nhiệm chi), tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản thanh toán giữa Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ với Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Hội Sở chính, kiểm kê tài sản của Ngân hàng theo định kỳ 6 tháng, một năm để lập báo cáo về hội sở chính.
Phòng ngân quỹ:
Là nơi mà các khoản thu, chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt và sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến lĩnh tiền ở phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ kiểm tra số tiền khi đơn vị đến nộp tiền vào Ngân hàng.
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm2009, 2010 và 2011 2009, 2010 và 2011
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009, 2010 &2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu 54.972 40.588 39.422 -14.384 -26,17 -1.166 -2,87 Chi phí 46.726 30.441 27.595 -16.285 -34,85 -2.846 -9,35 Lợi nhuận 8.246 10.147 11.827 1.901 23,05 1.680 16,56 (Nguồn: Phòng kế toán
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)
Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009, 2010 &2011
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu của Ngân hàng giảm qua ba năm tuy nhiên không vì vậy mà lợi nhuân của Ngân hàng giảm theo, nguyên nhân là do tốc độ giảm của chi phí cao hơn tốc độ giảm của doanh thu cho nên không ảnh hưởng đếm lợi nhuận của Ngân hàng và lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tăng
đều qua các năm, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu cụ thể là năm 2009 đạt 8.246 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 10.147 triệu đồng tăng 1.901triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,05 % so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 11.827 triệu đồng với mức tăng là 1.680 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 16,56% so với năm 2010.
Tóm lại hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong ba năm đã có những bước tiến vững chắc mặc dù nên kinh tế còn nhiều bất ổn nhưng với những chính sách tín dụng hiệu quả và việc tiết kiệm chi phí đến mức tối đa đã đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng đều đặng qua các năm và đó cũng là sự phấn đấu vượt bật của các nhân viên Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh của mình để giữ vững kết quả đạt được. Đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch, như vậy mới có thể đem lại kết quả hoạt động tốt nhất cho Ngân hàng.
2.1.4. Thuận lợi và khó khăn2.1.4.1. Thuận lợi 2.1.4.1. Thuận lợi
- Nền kinh tế Việt nam đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về vốn ngày càng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
- Nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi và đó cũng là một trong những nhân tố khiến Ngân hàng đây mạnh đầu tư thêm một số dịch vụ tăng nguồn vốn vay.
2.1.4.2. Khó khăn
- Việt Nam gia nhập WTO, cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, điều này gia tăng cạnh tranh đối với các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng sẽ gặp thách thức không nhỏ khi đối thủ là những
- Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới và cũng ảnh hương gián tiếp đối với Ngành Ngân hàng.
- Ngân hàng Nhà nước đang yêu cầu các NHTM hạn chế tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
2.2. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA NGÂN HÀNG. 2.2.1. Sơ lược tình hình nguồn vốn của ngân hàng. 2.2.1. Sơ lược tình hình nguồn vốn của ngân hàng.
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2009, 2010 & 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh chênh lệch
20010 với 2009 2011 với 2010
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
Vốn huy động 240.503 44,1 289.709 53,85 233.860 46,73 49.207 20,46 -55.849 -19,28
Vốn điều hòa 184.767 33,88 121.946 22,67 128.422 25,66 -62.821 -34 6.476 5,31
Vốn và các Quỹ
khác 120.059 22,02 126.314 23,48 138.150 27,61 6.255 5,21 11.836 9,37
Tổng Nguồn Vốn 545.329 100 537.970 100 500.431 100 -7.359 -1,35 -37.538 -6,98
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)
Hình 3: SƠ ĐỒ SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2009, 2010 & 2011.
22,02% 23,48% 22,67% 33,88% 44,1% 46,73% 25,66% 27,61% 53,85%
Trong hoạt động ngân hàng, công tác nguồn vốn giữ vai trò quan trọng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên chi nhánh càng hạn chế được càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm liên tục qua ba năm. Năm 2009 tổng nguồn vốn là 545.329 triệu đồng, sang năm 2010 còn 537.970 triệu đồng, giảm 7.359triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,35 % so với năm 2010. Đến năm 2011 là 500.431 triệu đồng, giảm 37.538 triệu đồng tương ứng giảm với tỷ lệ là 6,98%. Nguyên nhân, năm 2010, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn đặc biệt là công tác tín dụng vì nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm nên nhu cầu nguồn vốn cũng giảm, cụ thể là nguồn vốn điều chuyển đã giảm qua các năm và cũng đã góp phần tiết kiệm chi phí khá cao từ nguồn vốn nay do lãi suất từ nguồn vốn này cao hơn so với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Ở năm 2009, 2010 do cơn sốt về lãi suất huy động, cuộc chạy đua lãi huy động giữa các Ngân hàng có khi lên đên 17- 18% và với những chiến lược kinh doanh có hiệu quả của Ngân hàng do đó tình hình huy động vốn ở hai năm này cao hơn so với năm 2011, tình hình huy động năm 2011 là 233.860 triệu đồng so với năm 2010 là 289.709 triệu đồng, đã giảm 55.849 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 19,28%. Tình hình huy động giảm ở năm 2011 giảm là do Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng yêu cầu các NHTM hạ lãi suất khiến tình hình huy động năm 2011 chiều hướng giảm so với năm trước.
2.2.2. Phân tích doanh số cho vay
2.2.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay chính là biểu hiện của sự mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có nguồn vốn lớn mạnh thì doanh số cho vay sẽ cao, còn ngược lại một ngân hàng có nguồn vốn nhỏ thì
doanh số cho vay sẽ thấp. Bản chất hoạt động kinh doanh của ngân hàng là đi vay để cho vay nên sau khi huy động được vốn thì những nhà quản trị sẽ phân bổ những nguồn vốn đó vào các khoản mục đầu tư của tài sản một cách có hiệu quả nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng và tránh tình trạng ứ đọng vốn. Để thấy được sự tăng trưởng doanh số cho vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011
So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Ngắn hạn 1.054.184 657.778 624.779 -396.406 -37,6 -32.999 -5 Trung và dài hạn 55.365 49.839 67.585 -5.526 -9,98 17.746 35,6 Tổng 1.109.549 707.617 692.364 -401.932 -36,22 -15.253 -2,15
(Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Cần Thơ)
Hình 4: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN NĂM 2009, 2010 & 2011
Doanh số cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi trong ba năm qua. Cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay năm 2009 chiếm 95%, năm 2010 giảm xuống 93% và năm 2011 tiếp tục giảm xuống 90%. Còn cho vay trung và dài hạn trong năm 2009, 2010, 2011 lần lượt là 5%, 7%, 10% tổng doanh số cho vay.
Do nền kinh tế còn đang trong giai đoạn bất ổn nên một số ngành Kinh tế làm ăn thua lỗ không đáp ứng được một số yêu cầu của Ngân hàng nên không được cấp tín dụng, mặt khác lãi suất cho vay khá cao cũng ảnh hưởng đến doanh số cho vay qua ba năm của Ngân hàng.
Năm 2009 tổng doanh số cho vay là 1.109.549 triệu đồng, sang năm 2010 giảm mạnh còn 707.617 triệu đồng, giảm 36,22% so với năm 2009. Trong đó cho vay ngắn hạn giảm 37,6% so với năm 2009, cho vay trung và dài hạn giảm 9,98% so với năm 2009. Sang năm 2011 tổng doanh số cho vay tiếp tục giảm xuống 692.364 triệu đồng, giảm 2,15% so với năm 2010. Trong đó cho vay ngắn hạn là 624.779 giảm 32.999 hay giảm 5% so với năm 2010, tuy nhiên vay trung và dài hạn đạt 67.585 triệu đồng, tăng 17.746 triệu đồng hay tăng 35,6% so với năm 2010.
Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua ba năm 2009, 2010, 2011 thi doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập trung mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm giảm mức độ rủi ro đồng thời có thể nhanh chóng thu nợ và tái đầu tư tín dụng và đảm bảo khả năng quay vòng vốn tín dụng. Đồng thời phù hợp với khả năng huy động vốn của ngân hàng chủ yếu là huy động vốn ngắn hạn tuân thủ đúng theo Quyết định 457/2005/QĐ –NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Ta cũng có thể thấy tổng doanh số cho vay năm 2010 và năm 2011 thấp hơn nhiều so với năm 2009
nguyên nhân là do năm 2009 tốc độ tăng trưởng tín dụng qua cao ước tính đạt 37,73% so với 25% kế hoạch.
2.2.2.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Dưới đây là bảng doanh số cho vay của Ngân hàng theo thành phần kinh tế
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Cty TNHH tư nhân 128.004 96.396 102.537 -31.608 -24,69 6.141 6,37 Cty Cổ phần 340.477 81.753 69.659 -258.724 -75,99 -12.094 -14,79
Doanh nghiệp tư
nhân 398.175 255.322 144.349 -142.853 -35,88 -110.973 -43,46
Kinh tế cá thể 242.893 274.146 375.819 31.253 12,87 101.673 37,09
Tổng 1.109.549 707.617 692.364 -401.932 -36,22 -15.253 -2,16
Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2009, 2010 & 2011.
Qua đồ thị ta có thể thấy doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế tăng giảm không đều nhau mà giảm rõ rệt nhất là Cty cổ phần và Doanh nghiệp tư nhân. Đối với Cty cổ phần: Tổng doanh số cho vay năm 2009 là 340.477 triệu đồng, đến năm 2010 giảm còn 81.753 triệu đồng, giảm 258.724 triệu đồng tương ứng giảm 75,99% so với năm 2009, và đến năm 2011 là 69.659 triệu đồng, giảm 12.094 triệu đồng tương ứng giảm 14,79% so với năm 2010. Doanh nghiệp tư nhân: Tổng doanh số cho vay đạt được trong năm 2009 là 398.175 triệu đồng, đến năm 2010 giảm 255.322 triệu đồng, giảm 142.853 triệu đồng tương ứng giảm 35.88% so với năm 2009 và năm 2011 đạt 144.349 triệu đồng, giảm 110.937 triệu đồng tương ứng giảm 43,46% so với năm 2010.Nguyên nhân là Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2011/NĐ-CP thay thế 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, do vậy các doanh nghiệp đã cổ phần hóa dễ tiếp cận nguồn vốn hơn so với hai thành phần kinh tế trên và cũng là nguyên nhân làm giảm doanh số cho vay vủa Ngân hàng trong thời gian qua.
Đặc biệt đối với thành phần kinh tế cá thể doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2009 doanh số cho vay là 242.893 triệu đồng. Sang năm 2010 đạt 274.146 triệu đồng, tăng 32.253 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ 12,87% so với năm 2009. Đến năm 2011 đạt 375.819 triệu đồng, tăng 101.673 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 37,09 % so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng đó là việc làm ăn có hiệu quả nên nhu cầu vốn luôn tăng, mặc khác Ngân hàng chú trọng thành phần kinh tế nay hơn, do việc tái cấp vốn cho thành phần kinh tế dễ dàng hơn, và thành phần kinh tế này thuộc nhiều ngành, nghề khác nhau nên có thể phân tán rủi ro nguồn vốn cho vay của Ngân hàng.
Nhìn chung sự giảm tổng doanh số cho vay ở năm 2010 và 2011 so với năm 2009 do ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất tăng mạnh, với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, mặc khác nền kinh tế không ổn định thị trường có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi tăng làm lãi suất cho vay tăng và do sư cạnh tranh của các Ngân hàng mới xuất hiện trên địa bàn nên đã làm cho doanh số cho vay giảm.
2.2.3. Phân tích doanh số thu nợ