Các bước tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng truyền máu tại hai huyện đảo cát hải và phú quốc (Trang 45 - 46)

2.3.3.1 Giai đoạn 1: Khảo sát thực trạng

1) Khảo sát thực trạng công tác truyền máu tại hai huyện.

2) Đánh giá các mặt tồn tại; xác định vấn đề và biện pháp can thiệp.

2.3.3.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp

1) Tổ chức 2 hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn truyền máu và xây dựng lực lƣợng hiến máu dự bị ở hai huyện đảo với sự tham dự của Lãnh đạo Sở Y tế, bệnh viện tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Phòng Y tế, bệnh viện huyện... để đánh giá thực trạng, những mặt tồn tại trong công tác truyền máu, đề xuất và thống nhất các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lƣợng truyền máu.

2) Triển khai áp dụng đồng bộ các biện pháp can thiệp nâng cao chất lƣợng truyền máu tại hai huyện đảo, tại hai bệnh viện và tại cộng đồng.

3) Giám sát trong quá trình triển khai: Thực hiện giám sát thƣờng xuyên để đảm bảo can thiệp đạt hiệu quả tốt nhất thông qua cộng tác viên tham gia nghiên cứu tại địa phƣơng.

4) Đánh giá hiệu quả can thiệp: dựa vào thống kê số liệu 2013, so sánh với tiêu chuẩn nghiên cứu, với kết quả khảo sát trƣớc can thiệp (năm 2011) và dựa vào chỉ số hiệu quả.

5) Tổ chức tổng kết, đánh giá: tổ chức hai hội nghị sơ kết công tác xây dựng lực lƣợng hiến máu dự bị và đảm bảo an toàn truyền máu tại hai huyện, với sự tham dự của Sở Y tế, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh/thành phố, lãnh đạo huyện, phòng y tế, 2 bệnh viện, các ban ngành có liên quan và lực lƣợng hiến máu dự bị của hai huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng truyền máu tại hai huyện đảo cát hải và phú quốc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)