nước ta
Những năm gần đây, ngành truyền máu đã thực hiện chủ trƣơng tập trung hóa ngân hàng máu với việc thành lập và xây dựng 5 trung tâm truyền máu khu vực, 10 trung tâm truyền máu vùng, ngành và 70 cơ sở có tiếp nhận máu khác, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác an toàn truyền máu tại các tỉnh/thành phố lớn [69],[70]. Tuy nhiên, ở khu vực các đảo, công tác truyền máu chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức; dù quy mô dân số khác nhau, nhƣng nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị tại các đảo là rõ rệt, kể cả những đảo có rất ít dân sinh sống [11]. Tháng 3 năm 2011, trạm y tế đảo Trƣờng Sa Lớn đã thực hiện mổ lấy thai cho một sản phụ mang thai ngôi ngang, dây rau quấn cổ kèm u xơ tử cung sử dụng 4 đơn vị máu đƣợc vận chuyển ra từ bệnh viện
Khánh Hòa. Đảo Sinh Tồn đã xử trí cho 2 bệnh nhân đa chấn thƣơng trƣớc khi chuyển về Bệnh viện 175, truyền 02 đơn vị máu đƣợc huy động tại chỗ từ cán bộ chiến sĩ trên đảo. Việc thực hiện truyền máu nhƣ trên còn thụ động, máu đƣợc sàng lọc bằng xét nghiệm nhanh trƣớc khi truyền, khó có thể đảm bảo đúng quy trình theo quy định nên có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng và an toàn truyền máu, đồng thời khó đáp ứng đƣợc các tình huống cần máu với số lƣợng lớn [15].
Với những tình huống mất máu nhƣ chấn thƣơng, xuất huyết tiêu hóa, tai biến sản khoa... thì dù ở đảo xa, hay đất liền, bệnh nhân cũng có thể cần nhiều máu, thậm chí rất nhiều máu. Cấp cứu ban đầu sẽ không hiệu quả nếu truyền máu không kịp thời và không an toàn. Nguyễn Trƣờng Sơn nghiên cứu trên 87 bệnh nhân đa chấn thƣơng cho thấy, chấn thƣơng 2-3 cơ quan chiếm tỷ lệ 73,1%; đa số có thiếu máu mức độ trung bình; tỷ lệ truyền máu trong 24 giờ đầu khá cao, 76% ở bệnh nhân chấn thƣơng bụng, 76% ở bệnh nhân chấn thƣơng đùi; đa số bệnh nhân sử dụng 2-4 đơn vị máu [71]. Do đó, cơ sở y tế trên cần có phƣơng án sẵn sàng cho việc huy động lƣợng máu lớn cho cấp cứu, dự phòng thảm họa, kể cả các cơ sở y tế ở vùng biển, đảo.
Công tác truyền máu ở nƣớc ta cũng nhƣ trên thế giới luôn có những điều chỉnh, thay đổi về quy định, hƣớng dẫn chuyên môn cho phù hợp với tình hình chung, đồng thời chất lƣợng về máu và sản phẩm máu ngày càng đƣợc quy định nghiêm ngặt. Năm 2007, Bộ Y tế ban hành Quy chế truyền máu; tới năm 2013, Bộ ban hành Thông tƣ 26/2013/TT-BYT hƣớng dẫn hoạt động truyền máu, quy định cụ thể về tổ chức dịch vụ truyền máu, các quy định và tiêu chuẩn với việc tuyển chọn ngƣời hiến máu, sàng lọc máu, sản xuất chế phẩm máu, phát máu, vận chuyển và lƣu trữ máu, sử dụng máu lâm sàng, quản lý chất lƣợng dịch vụ truyền máu... [60],[72]. Trong đó có những quy định về sàng lọc máu, về truyền máu cấp cứu ở vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo... Điều này đòi hỏi cán bộ y tế ở vùng biển, đảo phải luôn cập nhật kịp thời những thông tin này, phục vụ tốt hơn cho công tác truyền máu.
Sự phát triển về kinh tế và quy mô dân số các vùng đảo kéo theo nhu cầu về chăm sóc y tế cũng nhƣ nhu cầu máu cho khu vực này ngày càng tăng. Số đối tƣợng cần đề cập khi tính đến nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị ngày càng đa dạng: ngƣời dân sống trên các đảo, ngƣ dân trên biển, dạt vào đảo để sử dụng dịch vụ y tế và truyền máu, ngƣời làm việc trên các khu công nghiệp, dàn khoan trên biển, tàu vận tải biển; lực lƣợng vũ trang (quân đội, cảnh sát biển...), khách du lịch, ngƣời nƣớc ngoài trên đƣờng vận chuyển qua hải phận Việt Nam... Với số đối tƣợng cần chăm sóc sức khỏe đa dạng nhƣ trên, yêu cầu tổ chức hợp lý dịch vụ truyền máu cho vùng đảo ở nƣớc ta đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết để đảm bảo quyền lợi và công bằng trong chăm sóc sức khỏe nói chung và nhu cầu truyền máu nói riêng cho ngƣời dân, cán bộ chiến sĩ, công nhân, khách du lịch... ở khu vực này.