Theo Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng máu và chế phẩm máu một cách hợp lý là truyền chế phẩm máu an toàn nhằm điều trị các tình trạng bệnh lý do thiếu máu có khả năng để lại các hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tử vong mà không thể ngăn ngừa hoặc điều trị bằng các phƣơng pháp khác [3]. Khi đƣợc chỉ định đúng và sử dụng hợp lý, truyền máu có thể giúp cứu tính mạng bệnh nhân hoặc đạt kết quả điều trị theo mong muốn. Đối với các cơ sở y tế trên đảo, việc chỉ định đúng, sử dụng hợp lý máu và chế phẩm máu rất quan trọng để đảm bảo an toàn truyền máu.
1.2.4.1 Ch định sử dụng máu
Những năm gần đây, kỹ thuật truyền máu ngày càng đƣợc cải tiến để nâng cao hiệu quả cho điều trị, nhƣ việc loại bỏ bạch cầu, tách chế phẩm máu, thay đổi chất bảo quản máu.... Đồng thời, có nhiều bằng chứng và chỉ số có thể áp dụng để đánh giá tình trạng thiếu máu và/hoặc mất máu trên bệnh nhân đã phần nào làm thay đổi cơ sở để chỉ định truyền máu [1]. Theo Sanjeev Sharma (2011), nguyên tắc 10/30 – truyền máu khi lƣợng huyết sắc tố của bệnh nhân thấp hơn 10g/dL và hematocrit thấp hơn 30% đã đƣợc sử dụng phổ biến nhƣ tiêu chuẩn để chỉ định truyền máu, ít để ý đến tình trạng lâm sàng của bệnh nhân [57] đã đƣợc thay đổi bằng những nguyên tắc mới. Cơ sở y tế trên các đảo cũng cần áp dụng những nguyên tắc chung trong chỉ định sử dụng máu và chế phẩm máu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, chỉ định sử dụng máu cấp cứu thƣờng ở 3 mức độ: tối cấp – cấp cứu – có thể trì hoãn đƣợc, từ đó cho phép thực hiện quy trình phát máu phù hợp, vừa đảm bảo kịp thời cứu ngƣời bệnh qua giai đoạn mất máu cấp, vừa đảm bảo an toàn cho bệnh nhân [3]. Chỉ truyền máu khi thực sự cần thiết cho điều trị theo nguyên tắc “cần gì truyền nấy, không cần không truyền” [3]. Chỉ định truyền máu không chỉ dựa vào mức huyết sắc tố dƣới 70g/l hoặc 80g/l cho thiếu máu mạn tính nhƣ nhiều tài liệu đã hƣớng dẫn mà phải dựa trên cơ sở phân tích kỹ các tiêu chí xét nghiệm và lâm sàng: lƣợng huyết sắc tố, hematocrit, số lƣợng hồng cầu, tình trạng chảy máu ngoài, chảy máu trong, tan máu, xác biểu hiện lâm sàng: da, niêm mạc, huyết động, tổn thƣơng tim mạch, bệnh lý kèm theo (tiền sản giật, suy thận, nhiễm trùng cấp…) [3],[57].
Nhóm O đƣợc coi là nhóm cho phổ thông cho các chế phẩm hồng cầu bởi không mang kháng nguyên A, B. Trong trƣờng hợp cần truyền máu cấp cứu mà không rõ nhóm máu của ngƣời nhận hoặc không có máu cùng nhóm, nhóm O Rh(D) âm đƣợc sử dụng cho tất cả các nhóm khác. Nhóm AB đƣợc coi là nhóm cho phổ thông đối với các chế phẩm tiểu cầu, huyết tƣơng, tủa lạnh bởi không chứa kháng thể chống A, B trong huyết tƣơng. Trong trƣờng hợp không hoặc chƣa xác định đƣợc nhóm máu của ngƣời nhận mà cần truyền khẩn cấp tiểu cầu, huyết tƣơng hay tủa lạnh, nhóm AB có thể đƣợc sử dụng cho tất cả các nhóm [58]. Ở Malyasia, tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm rất thấp, nên trong cấp cứu, ngƣời ta cho phép sử dụng ngay khối hồng cầu nhóm O Rh(D) dƣơng để truyền. Bác sĩ điều trị ra quyết định dựa trên tình trạng lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân. Tốt nhất là mẫu máu đƣợc lấy trƣớc đó để xác định nhóm máu của bệnh nhân [59].
Bảng dƣới đây là gợi ý về cách lựa chọn máu và chế phẩm máu trong cấp cứu ở các cơ sở y tế thuộc Hải quân Hoa Kỳ. Những gợi ý này cũng phù
hợp với quy định của Bộ Y tế tại Thông tƣ hƣớng dẫn truyền máu số 26/2013/TT-BYT [47],[60].
Bảng 1.1. Lựa chọn chế phẩm máu hòa hợp nhóm máu ABO
Nhóm máu bệnh nhân
Khối hồng cầu HTTĐL Tiểu cầu, tủa lạnh Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 O O Không có O A, B, AB Tất cả các nhóm. Riêng truyền cho trẻ sơ sinh, nên đúng nhóm.
A A O A AB
B B O B AB
AB AB A, B, O AB Không có
1.2.4.2 Truyền máu lâm sàng
Sử dụng chế phẩm máu thường quy cho điều trị, cấp cứu: Nhờ thực hiện lƣu trữ máu tại chỗ nên cơ sở y tế cần đảm bảo thực hiện quy trình truyền máu lâm sàng theo đúng quy định của quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, cần thực hiện những quy trình tối thiểu nhƣ: định nhóm máu tại giƣờng; phản ứng chéo (khi dùng chế phẩm nhƣ huyết tƣơng, tiểu cầu); theo dõi truyền máu lâm sàng; cảnh báo, theo dõi và xử trí tai biến truyền máu [3],[23],[50]. Bộ Y tế Malaysia hƣớng dẫn sử dụng chế phẩm máu cho cấp cứu: Trong điều kiện cấp cứu, có thể phát các đơn vị chế phẩm máu đƣợc thực hiện xét nghiệm hòa hợp ở nhiệt độ phòng; Sau khi phát, cần thực hiện ngay xét nghiệm nhóm máu và phản ứng hòa hợp đầy đủ, sử dụng mẫu máu bệnh nhân và máu từ đơn vị máu đã phát. Những vấn đề bất thƣờng cần đƣợc thông báo ngay với khoa lâm sàng để kịp thời cân nhắc việc tiếp tục truyền máu hay không [59].
Sử dụng máu toàn phần cho cấp cứu (từ nguồn máu huy động tại chỗ): Xu hƣớng truyền máu hiện đại là sử dụng máu từng phần, giảm tỷ lệ sử dụng máu toàn phần. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng chế phẩm máu so với máu toàn phần nên là 90/10 [3],[48]. Nguyên tắc của truyền máu toàn phần là truyền cùng nhóm nhƣng trong một số trƣờng hợp, có thể cho phép truyền khác nhóm (nhóm O cho các nhóm khác, nhóm A, B cho nhóm AB) và chỉ đƣợc truyền không quá 2 đơn vị [46],[56]. Nếu có điều kiện trang bị và thời gian cho phép mà không cần sử dụng máu toàn phần hoặc huyết tƣơng có trong máu toàn phần, bệnh viện có thể thực hiện việc ép bỏ huyết tƣơng lấy khối hồng cầu đậm đặc. Với máu toàn phần nhóm O, nhờ gạn bớt huyết tƣơng nên đã giảm kháng thể kháng A và kháng B, do vậy, có thể sử dụng cho truyền cấp cứu mà không thực hiện định nhóm và/hoặc làm xét nghiệm hòa hợp đƣợc [56],[61]. Ở những cơ sở không lƣu trữ máu, máu toàn phần thu đƣợc nếu không sử dụng hết sẽ hủy [39],[56]. Mẫu máu của ngƣời hiến máu dự bị và của bệnh nhân cần đƣợc lƣu và chuyển về cơ sở truyền máu lớn để thực hiện sàng lọc lại các tác nhân lây truyền qua đƣờng máu [44].