Đặc điểm hệ thốn gy tế và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng truyền máu tại hai huyện đảo cát hải và phú quốc (Trang 32 - 33)

vùng đảo nước ta

Hệ thống y tế ở vùng biển, đảo nƣớc ta hiện nay đƣợc tổ chức theo quy hoạch chung trong hệ thống y tế quốc gia. Nhìn chung các dịch vụ y tế (đặc biệt là chuyên khoa, kỹ thuật cao) chƣa bao phủ hết đối với quân và dân đang sinh sống, làm việc trên biển, đảo. Theo điều tra của Viện Chiến lƣợc và Chính sách y tế, đến năm 2012, 33,5% trạm y tế cần xây mới và trên 50% trạm y tế xã đảo không có bác sĩ [15]. Nguồn nhân lực cho hệ thống y tế biển, đảo vừa thiếu, vừa chƣa đủ năng lực chăm sóc bảo vệ sức khỏe quân và dân trên biển, đảo. Một số bệnh viện đã đƣợc trang bị máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học… tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thấp, nguồn điện không ổn định [15].

Từ năm 1991, công tác chăm sóc sức khoẻ quân và dân trên biển, đảo đƣợc triển khai theo mô hình kết hợp quân dân y mang lại hiệu quả tích cực. Ví dụ bệnh xá đảo Trƣờng Sa Lớn với 10 cán bộ, nhân viên đã thực hiện thành công hai ca đại phẫu (một ngƣ dân viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột thừa hoại tử, một ngƣ dân dập nát gần hoàn toàn nửa trƣớc ngoài bàn chân trái do tai nạn lao động), 15 ca trung phẫu... Tuy nhiên, đến nay, mô hình còn bộc lộ nhiều bất cập do thiếu cơ chế liên kết các lực lƣợng y tế, chính sách xã hội chƣa phù hợp, chính sách về tài chính - đầu tƣ chƣa hợp lý [15].

Theo khảo sát của Bộ Y tế, tỷ lệ các thành viên trong một gia đình trên các huyện đảo có ít nhất một bệnh chiếm đến 70,5%. Từ năm 2005 đến 2012, trên biển xảy ra 6.962 vụ tai nạn, sự cố, 10.258 tàu thuyền với 45.162 ngƣời bị tai nạn, cứu đƣợc 20.895 ngƣời, 2.676 phƣơng tiện; bị chết và mất tích 4.223 ngƣời, chìm 5.682 phƣơng tiện. Riêng năm 2012, trên biển xảy ra 856 vụ tai nạn, làm chết 281 ngƣời, mất tích 172 ngƣời, ảnh hƣởng đến 3.303 ngƣ dân [15]. Gặp các tình huống cấp cứu khi đi đánh bắt hải sản dài ngày trên

biển, ngƣ dân thƣờng đến các đảo gần nhất để đƣợc cứu chữa (34,1%), quay vào bờ (32,9%) hoặc yêu cầu sự trợ giúp của tàu bạn (18,8%) [15]. Các trung tâm y tế và bệnh viện huyện đảo không đủ phƣơng tiện vận chuyển bệnh nhân trên bộ, không có phƣơng tiện tàu thuyền riêng để vận chuyển bệnh nhân cấp cứu từ các đảo nhỏ về trung tâm y tế huyện, chủ yếu nhờ phƣơng tiện công cộng hoặc phƣơng tiện của tƣ nhân, chi phí vận chuyển thƣờng do ngƣời dân chi trả; một số trƣờng hợp đã vận chuyển bằng trực thăng nhƣng hình thức này chƣa phổ biến và thủ tục phụ thuộc vào nhiều cơ quan nên thƣờng không kịp thời [15],[68].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng truyền máu tại hai huyện đảo cát hải và phú quốc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)