* Nguyên nhân của hiện tượng đóng băng:
+ Nguyên nhân vũ trụ: Hệ mặt trời theo chu kỳ đi qua vùng lạnh và vùng ấm của khoảng không vũ trụ
+ Nguyên nhân thiên văn: Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời - TĐ
+ Nguyên nhân địa chất: Liên quan tới vận động tạo núi, núi càng cao nhiệt độ càng giảm ( cứ cao 100m nhiệt độ giảm đi 0,60C)
5.2.4. Một số nét lớn về phát triển địa chất trong kỷ Q
- Hình thái địa máng: Trong kỷ Q địa máng TBD và địa máng ĐTH vẫn đang ở thời kỳ hoạt động. Trong đó địa máng TBD ở giai đoạn tích cực còn địa máng ĐTH đang ở giai đoạn kết thúc vì quá trình nghịch đảo nâng cao đã xảy ra từ N và hình thành những dải núi cao kéo dài từ Anpơ qua Cacpat, Capca, Hymalaya.
- Hình thái nền: Cơ bản không có gì khác so với N, phía Bắc có hai khối nền Âu- á và Bắc Mỹ. Phía Nam các thành phần của nền cổ Gonvana vẫn tiếp tục tồn táiau khi đã tách rời nhau.
Đặc điểm đáng chú ý của nền trong Q là tiếp tục quá trình tạo núi nền mạnh mẽ đã diễn ra ở N, làm trẻ lại nhiều hệ thống núi lớn, các núi được nâng cao hơn như Thiên Sơn, Côn Luân, Hymalaya.
- Hình thái biển và lục địa: có thể chia ra hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu: kế thừa tính chất nâng cao từ N, xuất hiện biển thoái. Lục địa khá rộng so với ngày nay, nhiều khu vực hiện nay là biển thì đầu kỷ Q là lục địa. Ví dụ vùng thềm lục địa Đông Nam á, vùng biển Đông Trung Quốc... do đó vào Pleixtocen Indonexia và Đông Dương nối liền thành một dải đất liền. Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc không bị biển ngăn cách. ở châu Âu chưa có biển Bắc và biển Ban Tích nên Anh, Pháp nối liền nhau, bán đảo Scandinavi và Tây Bắc Liên Xô cũ cũng liền một dải, thời kỳ này kéo dài đến hết Pleixtocen.
+ Giai đoạn sau: giai đoạn biển tiến kéo dài đến ngày nay, nhiều khu vực bị nhấn chìm hình thành biển mới: biển Đông của Việt Nam, biển Đông Trung Quốc, biển Bắc, Biển Ban Tích...
Nguyên nhân: có thể do sự tan băng