+ Động vật nguyên sinh: Trùng lỗ phát triển phong phú, trong đó có loại Nummulites đã được phát sinh từ kỷ Kreta nhưng đến E mới phát triển phong phú, đa dạng, tiến hóa nhanh, phân bố rộng trở thành hóa đá chỉ đạo cho hệ E, ngoài ra còn đóng vai trò trong việc hình thành đá vôi. + Động vật thân mềm: Lớp chân rìu và chân bụng vẫn phát triển với giống Pecten và
turitella.
+ Các động vật có xương sống: đại biểu của lớp có vú phát triển tiến hóa theo nhiều hướng, thích ứng với nhiều hoàn cảnh sinh thái khác nhau:
. Động vật thích nghi với môi trường cạn: tê giác, động vật có vòi, động vật gặm nhấm, linh
chưởng ( vượn, đười ươi, tinh tinh)
. Động vật thích nghi với môi trường nước: cá heo, cá voi. Động vật thích nghi với môi trường không gian: rơi.. . Động vật thích nghi với môi trường không gian: rơi..
Thực vật: cuối Kreta xuất hiện thực vật hạt kín, sang Paleogen chúng phát triển
mạnh mẽ hơn, theo chiều hướng tiến hóa gần gũi với thực vật ngày nay. Trong E có hai khu hệ thực vật
+ Khu hệ thực vật cận nhiệt đới: cây xanh quanh năm như long não, dương sỉ, tre nứa...Phân bố
ở Tây Âu, Nam á, nam Nga, Trung Mỹ và Bắc Nam Mỹ.
+ Khu hệ thực vật ôn đới: gồm các loại thực vật ưa lạnh như sồi, bạch dương và các loài thông. Phân bố ở Trung á, Bắc á, Bắc Mỹ, vùng Greeland
* Kỷ Neogen ( N)
- Động vật:+ Động vật có xương sống ở trên cạn: ngay đầu N đã có sự thay đổi khác so với E, một số loài ở E đến N bị tiêu diệt, thay vào đó là nhóm động vật gần gũi với ngày nay, như các một số loài ở E đến N bị tiêu diệt, thay vào đó là nhóm động vật gần gũi với ngày nay, như các loài thú ăn thịt, chó sói, hươu, nai, rắn và chim hiện đại.
+ Động vật không xương sống trên biển: có nét giống động vật không xương sống trong thời kỳ E, đó là động vật chân rìu, chân bụng. Riêng đối với động vật Nummulites
phồn thịnh ở E đến N thì nghèo nàn.
- Thực vật:
Thực vật N rất gần gũi với thực vật ngày nay. Trong thế Miocen có hai khu hệ địa lý thực vật giống E nhưng hai khu hệ này được dịch chuyển xuống phía Nam. Cuối N hình thành các đai thực vật như ngày nay, hình thành các đồng cỏ rộng lớn như ở Mông cổ, Trung Quốc
5.1.3. Hoạt động kiến tạo và hoàn cảnh cổ địa lý:
- Hoạt động kiến tạo:
Đầu kỷ E xuất hiện biển tiến, đây là pha biển tiến cuối cùng trong lịch sử phát triển vỏ TĐ. Vào thế Eocen một số nơi bị biển tràn ngập như phía Nam của Bắc Mỹ, bắc của nền Phi... Trong
thời gian này xảy ra pha uốn nếp Pyrene, hình thành nên dãy núi Perene và làm cho chế độ biển
tiến thay đổi.
Cuối thế Oligocen xảy ra pha uốn nếp Xavi xuất hiện biển thoái, biển đã rút khỏi nhiều nơi. Riêng địa máng Thái Bình Dương đều xảy ra các chuyển động dương mãnh liệt, nhất là vào Plyocen (N2). hoạt động núi lửa và động đất phát triển dày đặc. Các chuyển động nâng cao đã kết thúc chu kỳ kiến tạo Anpi, hình thành một số dãy núi uốn nếp như Anpơ, Bancăng, Cacpat, Capca, coocdie, Andet, Hymalaya.
- Hoàn cảnh cổ địa lý:
Trong Paleogen khí hậu ấm áp và có thể ấm áp hơn so với ngày nay nhưng phân đới khí hậu thể hiện không rõ nét như ngày nay. Những vùng mà ngày nay là khí hậu lạnh: như Bắc Âu, Bắc Trung Quốc thì trong kỷ E không gặp các di tích đặc trưng cho khí hậu
lạnh mà chỉ gặp các thực vật có tính chất nhiệt đới như cọ, long não, tre nứa...
ở những nơi có vĩ độ cao như Alaxca, Greenlad trong thời kỳ E có thực vật tương tự như thực vật ôn đới ngày nay.
5.1.4. Khoáng sản:
Khoáng sản ngoại sinh đặc trưng cơ bản nhất là than đá và dầu mỏ. Than trong thời kỳ này chủ yếu gặp trong hệ N với đặc trưng là than ít bị biến chất mà người ta thường gọi nó là than nâu. Than tuổi N gặp ở Bắc Mỹ, Trung Quốc, Đức..ở Việt Nam có ở Na Dương, vùng trũng Hà Nội, Khe Bố Nghệ An.
Dầu mỏ: Nam Mỹ, Bắc Phi, Trung Cận Đông, Indonêxia, thềm lục địa ở Việt Nam. Ngoài ra còn gặp sắt, Mangan, boxit, muối mỏ, đồng...
5.2. Kỷ Đệ Tứ (Q)
5.2.1. Xuất xứ và phân chia địa tầng:
Đây là kỷ cuối cùng trong lịch sử phát triển vỏ TĐ, với thời gian thành tạo khoảng 2 triệu năm ( quan điểm này chưa được thống nhất). Hệ Đệ Tứ được Đênuai, nhà địa chất người Bỉ xác lập năm 1829.
Tuy thời gian của kỷ không dài nhưng đã có những sự kiện hết sức quan trọng, đó là sự xuất hiện và tiến hóa của loài người và hiện tượng đóng băng trên những lãnh thổ bao la của
TĐ.
Do có sự xuất hiện của loài người, nên kỷ Q còn được gọi là kỷ nhân sinh ( Anthropogen theo tiếng Hi Lạp Anthrop là người, genos là sinh ra).
Hệ Q được chia thành 4 thống: Pleixtocen dưới (Q1), Pleixtocen giữa (Q2), Pleixtocen trên (Q3) và Holocen (Q4).
Ngoài ra còn cách phân chia Q theo các kỳ băng giá và gian băng. Khảo cổ chia Q làm 4 thời kỳ theo lịch sử phát triển của con người:
+ Thời kỳ đồ đá cũ: con người biết dùng cuội tự nhiên, to và không được gọt đẽo. + Thời kỳ đồ đá giữa: các đồ dùng bằng đá được gọt, đẽo, mài nhẵn.
+ Thời kỳ đồ đá mới: có khí cụ bằng đá tinh tế và xuất hiện đồ gốm. + Thời kỳ kim khí: đồ dùng bằng đồng, sắt.
5.2.2. Thế giới sinh vật - sự xuất hiện và tiến hóa của con người.