Mục đích, nhiệm vụ của địa chất lịch sử.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 34)

- Quá trình thổi mòn: là quá trình gió thổi làm cho các vật liệu vụn, bở rời được đưa đi xa.

1- Mục đích, nhiệm vụ của địa chất lịch sử.

- Địa chất lịch sử là khoa học nghiên cứu về lịch sử phát triển của TĐ. Đây là một môn học lý thuyết, tổng hợp các thành tựu của nhiều khoa học địa chất mà rút ra qui luật phát triển của vỏ TĐ, xác lập được quá trình lịch sử phát triển toàn diện của vỏ TĐ.

- Nhiệm vụ của ĐCLS là: + Xác định tuổi của đá

+ Lập lại những điều kiện địa lý tự nhiên của bề mặt TĐ trong những thời kỳ đã qua. + Lập lại vận động kiến tạo và lịch sử phát triển của cấu trúc lớp vỏ TĐ

+ Xác định quy luật phát triển của vỏ Trái Đất.

2. Quan hệ giữa ĐCLS với các ngành khoa học khác

- Liên quan với Địa tầng học ( là khoa học nghiên cứu về trình tự thành tạo, sắp xếp các lớp đá và mối quan hệ của các tầng đá)

- Liên quan với cổ sinh vật học ( môn khoa học nghiên cứu các sinh vật cổ đã từng sống trên bề mặt TĐ trong những thời kỳ xa xưa.

- Với phóng xạ học: nghiên cứu tính phóng xạ của vật chất. Dựa vào hiện tượng phóng xạ của một số các nguyên tố chứa trong đá người ta xác định được tuổi tuyệt đối của đá.

- Với kiến tạo học: ( môn học nghiên cứu những chuyển động của vỏ TĐ). Cung cấp tư liệu cơ sở cho ĐCLS để giải quyết nhiệm vụ là xác lập các giai đoạn phát triển của vỏ TĐ, lịch sử và qui luật hình thành các cấu trúc của nó.

- ĐCLS còn sử dụng những thành tựu của nhiều khoa học khác như toán học, lý học, hóa học , địa lý học ( khí hậu học, thủy văn học, hải dương học, băng hà học...)

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w