Hoàn cảnh cổ địa lý

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 49 - 50)

- Hoạt động kiến tạo

Vào đầu các địa máng bước vào hoạt động, mở đầu cho 1 chu kỳ hoạt động mới: chu kỳ kiến tạo Caledoni. Do hoạt động của địa máng đã lôi kéo các vùng nền kế cận lún chìm theo dẫn tới biển tiến vào các khu vực nền lục địa. Nền Xibiari nền Trung Quốc bị ngập chìm lớn nhất, còn các nền cổ khác chỉ ngập ở phần rìa.

Cuối bắt đầu có vận động nâng cao, uốn nếp tạo núi ở các địa máng. Đây là pha uốn nếp tạo núi đầu tiên của chu kỳ kiến tạo Caledoni. Điển hình là phaSalai-Saian thuộc địa máng Uran - Mông Cổ.

Kết quả của pha uốn nếp này là hình thành các khu vực nổi cao uốn nếp, được gọi là cấu trúc Caleđônit.Biển rút khỏi các nền, lục địa được mở rộng.

- Hoàn cảnh cổ địa lý

Thời khí hậu mang tính chất khô nóng, được thể hiện qua 1 số dấu hiệu đó là sự thành tạo một số mỏ có đặc trưng là kết kết quả của quá trình bay hơi.

VD: Muối mỏ, thạch cao. đolomit.

Ngoài ra còn có trầm tích chứa quặng Mn,Fe và boxit cho người ta nghĩ rằng ở đó đã có đới khí hậu ẩm và ấm.

Sự có mặt của tilit (trầm tích sông băng) ở Nam Mỹ có thể nói lên điều kiện khí hậu lạnh và ôn đới ở vùng này.

3.1.4 Khoáng sản

Nghèo khoáng sản, có thể tìm thấy 1 số khoáng sản như Mangan, sắt, bôxit ở 1 số vùng như Canada, trung cận đông.

Muối mỏ, thạch cao, đôlômit ở ấn Độ, Sibêri 3.2. Kỉ Ocdovic

3.2.1 Xuất xứ và phân chia địa tầng

Kỷ Ocdovic ký hiệu là O, dài khoảng 60 triệu năm. Trước đây O là 1 thống của hệ Silua. Khi đó Silua gồm thống dưới Ocdovic và thống trên Gotlan.

Sau này do tìm được nhiều đặc trưng về hóa đá nên tách ra thành một kỷ riêng biệt. Kỷ Ocdovic được chia làm 3 thế: ocdovic sớm (O1) ocdovic giữa (O2) ocdovic muộn (O3).

3.2.2 Thế giới sinh vật

- Động vật: Trong O các nhóm phát triển về số lượng và giống loài. Song có ý nghĩa nhất đối với việc xác định tuổi là bọ 3 thùy, tay cuộn, bút đá, dagai và ruột khoang.

+ Bọ 3 thùy: đầu và đuôi gần bằng nhau, mắt rất phát triển và có khả năng cuộn tròn. Điều này chứng tỏ trong O đã xuất hiện những giống loài mới là địch thủ của nó. Để tồn tại và phát triển chúng đã có sự tiến hóa.

+ Tay cuộn: trong O tay cuộn đã có sự tiến hóa về cấu trúc của vỏ: giữa 2 mảnh vỏ đã có khớp nối và được cấu tạo bằng chất vôi thay cho chất kitin. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường đã có sự thay đổi, các giống loài đều đặc trưng cho tướng biển nông, khí hâuk ấm áp.

+ Bút đá: thuộc ngành nửa dây sống, có mặt từ Cambri nhưng tới O mới đông đảo về số lượng cũng như giống loài và phân bố rộng ở nhiều nơi ( được coi là hóa đá chỉ đạo)

+ Ruột khoang: tới O phát triển rộng khắp, đại biểu thường gặp là lớp san hô 4 tia và san hô vách đáy.

+ Da gai: hóa đá thường gặp là các giống loài của lớp Huệ biển, Cầu gai đặc trưng cho tướng biển sâu.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w