Các di tích sv hóa đá

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 38 - 39)

Phần lớn các hóa thạch thuộc nhóm này chúng rất đa dạng , có khi là di tích hóa thạch hoàn chỉnh của sv, có khi chỉ là hóa thạch của một bộ phận nào đó. Chúng có đặc điểm chung là

đều bị biến đổi bản chất ban đầu, đã bị khoáng hóa toàn bộ hoặc một phần, có nghĩa là chúng trải qua quá trình hóa đá ở mức độ khác nhau.

Phần lớn các hóa thạch tìm được là những di tích bắt hình bên ngoài hoặc bên trong của vỏ sv, chúng được gọi là hóa thạch khuôn ngoài và hóa thạch khuôn trong

+ Hóa thạch khuôn ngoài: Để hình thành hóa thạch khuôn ngoài, trước hết di tích sv được chôn vùi hoàn toàn trong lớp trầm tích, sau đó toàn bộ phần mềm ở trong vỏ bị phân hủy và mặt ngoài vỏ được tiếp xúc trực tiếp với T2 trong một thời gian dài. Các trầm tích bao quanh vỏ con vật bị nén ép, mất nước và trở nên cứng rắn. Chúng biến thành một cái khuôn vững chắc bao quanh con vật. Sau đó phần vỏ cứng mới bị phân hủy, song khuôn ngoài của lớp T2 còn giữ lại được các chi tiết mặt bên ngoài của sv. Tiếp theo các vật liệu thứ sinh do nước đưa tới theo hệ thống khe nứt hoặc lỗ hổng trong đá được lắng đọng, lấp đầy khuôn, mô phỏng lại hình thái bên ngoài của con vật.Về sau vật liệu mô phỏng đó cũng trải qua quá trình hóa đá trở thành hóa thạch khuôn ngoài.

+ Hóa thạch khuôn trong: Qúa trình hình thành hóa thạch khuôn trong lúc đầu cũng diễn ra tương tự như trường hợp hình thành hóa thạch khuôn ngoài, nhưng vì lớp vỏ của sv khá bền vững nên thời gian tồn tại với bản chất ban đầucủa nó lâu hơn.Mặt trong vỏ đóng vai trò một cái khuôn rỗng và các vật liệu thứ sinh được đưa đến lấp đầy khuôn , mô phỏng lại hình thái bên trong vỏ.

Các di tích sv hóa đá là nhóm hóa thạch phổ biến nhất,vì vậy chúng có ý nghĩa lớn nhất đối với địa chất học. Chúng là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của cổ sinh-địa tầng học , nhằm xác định tuổi tương đối của các đá chứa chúng.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 38 - 39)