Khái niệm: là khu vực rộng lớn khá bằng phẳng, tương đối ổn định của vỏ Trái Đất Phát triển trên những thể núi uốn nếp đã được cố kết, phát sinh khi địa máng đóng kín.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 45 - 48)

triển trên những thể núi uốn nếp đã được cố kết, phát sinh khi địa máng đóng kín.

Về mặt hình thái, nền thể hiện là những vùng rộng lớn bao la ngang, dọc hàng hàng nghìn km.

- Đặc điểm của nền bằng:

+ Vận động dao động yếu, biên độ dao động không lớn. + Đá trầm tích mỏng

+ Hoạt động magma chỉ xảy ra dọc các đứt gãy sâu

+ Các lớp trầm tích nằm ngang hoặc gần như ngang, đá chỉ bị biến chất tiếp xúc. + Vỏ Trái Đất trong miền nền mỏng.

+ Các tầng cấu trúc: có hai tầng cấu trúc phân biệt nhau rõ rệt:

. Móng nền: là phần cơ sở bên dưới của nền gồm những đá uốn nếp, biến chất cao và có nhiều đá magma. Móng của nền được hình thành trong giai đoạn địa máng.

. áo nền: là tầng cấu trúc bên trên của nền, gồm những đá được thành tạo sau khi miền uốn nếp của móng đã được hình thành.

+ Các dạng cấu trúc bề mặt của nền: không phải trên mọi chỗ nền đều thể hiện đủ

cả hai tầng cấu trúc. Do các tác nhân nội lực mà các nền trong quá trình lịch sử đã có những hoạt động nâng hạ và cũng hình thành những dạng cấu trúc khác nhau trong nội bộ của nền. Khiên và địa đài là hình thái bề mặt khác nhau cơ bản của nền.

- Các giai đoạn phát triển của nền bằng:

+ Giai đoạn đầu: giai đoạn sụt lún xuất hiện biển tiến, hình thành nên các lớp trầm tích dày.

+ Giai đoạn sau: nền bằng được nâng lên làm cho biển thoái, hình thành nên các vũng vịnh. Cuối giai đoạn này tất cả miền nền được nâng lên hình thành lục địa.

Chương 2: THỜI KÌ TIỀN CAMBRI (P) 2.1. Nguyên tắc phân chia địa tầng

- Thời kỳ tiền Cambri kéo dài khoảng 3 tỷ năm. Các đá Plộ ra ở các khu vực nền cổ: vùng Ban tích nền Đông Âu, Canađa nền Bắc Mĩ, bán đảo Sơn Đông nền Trung Quốc.

- Vì không có di tích hóa thạch nên việc phân chia địa tầng chủ yếu dựa vào mức độ biến chất, biến vị của các đá và cũng chỉ có những thang địa tầng địa phương cho từng khu vực

2.2. Đặc điểm của trầm tích Tiền Cambri

- Đá Plà những đá cổ nhất, chúng bị các đá trẻ phủ trên, vì thế không phải ở mọi nơi đá Pcó thể lộ ra trên mặt, chỉ trong những cấu trúc nổi cao của vỏ TĐ, nhân của các phức nếp vồng lớn và các khiên của nền cổ là có thể lộ ra đá P

- Đá Pcó trình độ biến chất rất cao, thường gặp là gơnai, đá phiến mica, ămfibolit, quăczit, đá hoa

- Đá Pthường chứa phong phú các thành phần của đá magma mà phần lớn chúng đã bị biến chất. Sự có mặt của đá magma chứng tỏ hoạt động magma xảy ra mạnh mẽ ở thời kỳ đó - Đá Pbị biến vị mạnh mẽ, đá bị vò nhàu, uốn nếp và bị đứt gãy làm đảo lộn thế nằm của đá. Chứng tỏ hoạt động kiến tạo đã xảy ra hết sức phức tạp

- Các đá Prất nghèo di tích sinh vật.

Thời kỳ đó sinh vật chưa phát triển hai nữa thời gian lại cách nay quá lâu do đó cũng khó bảo tồn di tích hóa thạch. Tuy nhiên sau này người ta đã gặp đá vôi có nguồn gốc tảo, một số ít di tích trùng phóng xạ, trùng lỗ...Các đá có nguồn gốc hữu cơ cũng rất hiếm trong các thành hệ Pcác loại dầu mỏ, than đá hoàn toàn vắng mặt.

- Đá Pcó thể gặp một số loại đá mà thời kỳ sau không có, đặc trưng nhất là quaczit sắt. Đó là loại quăczit phân lớp mỏng xen những lớp qặng sắt hematit (Fe2O3) cũng phân lớp mỏng

2.3. Các giai đoạn của thời kỳ P2.3.1. Giai đoạn khởi nguyên của TĐ 2.3.1. Giai đoạn khởi nguyên của TĐ

- Không có dấu hiệu trực tiếp, thường dựa vào các tài liệu nghiên cứu vũ trụ và một số giả thuyết.

Theo một số nhà khoa học như Laplat, Pêxenkôp: buổi ban đầu TĐ chưa có lớp vỏ như ngày nay, lớp vỏ rất mỏng ở trạng thái dễ gãy vỡ. Đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động phun trào phát triển rộng rãi. Toàn bộ bề mặt TĐ tựa như một đại dương nóng chảy. Sau đó magma nguội dần, cứng rắn làm cho vỏ TĐ dầy lên. Hoạt động núi lửa tạo nên những núi lửa hình chóp, các họng núi lửa làm cho địa hình TĐ chỗ cao, chỗ thấp tương tự như bề mặt của Mặt Trăng hiện nay.

Qúa trình phun trào magma đã cung cấp các chất khí hydro, oxi, cacbonic, clo...đó là các thành tố đầu tiên để hình thành khí quyển sau này. Do nhiệt độ giảm oxi và hidro kết hợp lại thành hơi nước, sau đó thành các giọt nước tích tụ lại trong các bồn trũng. Dưới tác dụng của nhiệt Mặt Trời, từ đây bề mặt TĐ bắt đầu có quá trình tuần hoàn của nước và các tác dụng phá hủy đá do phong hóa, bào mòn, xâm thực, vận chuyển, tích tụ...

2.3.2. Giai đoạn Arkei:

- Vào giai đoạn này đã bắt đầu hình thành các khu vực ngập nước rộng lớn, được gọi là các khu vực biển. ở các khu vực nổi cao phát triển quá trình phong hóa, bào mòn, xâm thực, các sản phẩm được vận chuyển tới các vùng thấp xung quanh và khu vực ngập nước rộng lớn dẫn tới quá trình lắng đọng trầm tích. Trong quá trình lắng đọng trầm tích thường xen kẹp các hoạt động phun trào, các thành phần HCl, H2S, CH4...tăng, do vậy nước biển mang tính axit cao. - Đến giữa thời kì này nước biển tiến tới trung hòa, nhờ sự phá hủy các đá magma ở các vùng nổi cao, các nguyên tố kim loại kiềm và kiềm thổ tăng trong nước biển. Chúng tác dụng với các axit tạo thành các muối làm giảm tính axit của nước biển.

- Qúa trình trầm tích phát triển, độ dày trầm tích tăng dẫn tới sự phân dị vỏ TĐ, hoạt động magma và quá trình phân dị làm các đá trầm tích bị uốn nếp và biến chất. Hình thành nên các địa máng nguyên thủy vào cuối giai đoạn này, đó là địa máng Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Uran- Mông Cổ.

2.3.3. Giai đoạn Proterozoi:

Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển địa chất, trong giai đoạn này hình thành hai chế độ hoạt động khác nhau là địa máng và nền chính thức. Cuối Proterozoi các địa máng đã kết thúc chế độ hoạt động và hình thành móng uốn nếp của tất cả các nền cổ.

Thời kì này có các miền nền sau:

Bắc bán cầu: Nền Nga ( Đông Âu), Xibiari, Trung Quốc, Bắc Mĩ.

Nam bán cầu: Nền Gonvana bao gồm ấn Độ, Nam Mĩ, Phi, úc, Nam Cực liên kết lại với nhau Trong giai đoạn này đã xuất hiện hoạt động của sự sống, đó là các thực vật cấp thấp như tảo vôi, tảo nâu, tảo stromatolit.

2.4. Thời kỳ Pở Việt Nam.

Đá có tuổi Tiền Cambri chỉ gặp ở một số nơi, đó là những nơi nổi cao như đới Sông Hồng,

đới Phanxipăng, Phu Hoạt, địa khối Kontum.

Đới Sông Hồng : đới nổi cao giữa một bên là sông Hồng, một bên là sông Chảy. Bắc giáp biên giới Việt Trung, Nam chìm xuống đồng bằng Bắc Bộ tại Việt Trì.

Theo Dovjcov đới Sông Hồng có tuổi già nhất trong các đá ở Việt Nam, tuổi Arkei

Chương 3: NGUYÊN ĐẠI PALEOZOI (PZ)

Nguyên đại Paleozoi bao gồm 6 kỉ: Cambri, Ocdovic, Silua, Devon, Cacbon, Pecmi. Thời gian kéo dài của nguyên đại tính theo phương pháp phóng xạ khoảng 335 triệu năm. Tuổi tuyệt đối của niên đại tính từ kỉ Cambri đến nay khoảng 570 triệu năm.

3.1. Kỷ Cambri ()

3.1.1. Xuất xứ và phân chia địa tầng:

Kỷ Cambri do nhà địa chất người Anh là Setuych (Sedwick) đề nghị thành lập năm 1836. Tên gọi dựa vào chữ Cambri là tên cổ của vùng Uenxơ (Wales) ở tây nam nước Anh, nơi có mặt cắt địa chất mà Setuych nghiên cứu. Kỷ Cambri kéo dài 70 triệu năm.

Hệ Cambri được chia làm 3 thống: Cambri dưới, Cambri giữa và Cambri trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình địa chất (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w