niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm tại tỉnh đoàn
Quá trình tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm là một quá trình liên tục bao gồm 3 giai đoạn được thể hiện trên sơ đồ 1.3 sau đây:
Mục đích
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thanh niên tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới
Mục tiêu tổ chức thực thi chính sách nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về
việc làm tại tỉnh đoàn
Tăng cường lượng vốn hỗ trợ cho thanh niên và cơ sở sản xuất kinh doanh của thanh niên Tăng tỷ lệ thanh niên được truyền thông về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm Tăng số lượng cán bộ đoàn được tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ thực thi chính sách Giảm tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn tồn ngân. Khống chế tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ vốn tồn ngân ở mức quy định của Trung ương Đoàn Xây dựng và nhân rộng các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi tại các địa phương
Sơ đồ 1.3: Các giai đoạn của quá trình tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên tại tỉnh đoàn
Nguồn:Giáo trình Chính sách kinh tế-xã hội, ĐH.KTQD năm 2012 và tổng hợp của tác giả
1.2.2.1. Chuẩn bị triển khai chính sách
Nhiệm vụ của giai đoạn này là đảm bảo nguồn lực trong các hình thái cơ cấu, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực để triển khai chính sách.
a. Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách
Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách là nguồn lực quan trọng để tổ
Giai đoạn 1 Chuẩn bị triển khai
chính sách
Giai đoạn 2
Chỉ đạo thực hiện chính sách
- Truyền thông và tư vấn chính sách - Triển khai các kế hoạch
- Vận hành ngân sách
- Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành - Đàm phán, giải quyết xung đột
Giai đoạn 3
Kiểm soát sự thực hiện chính sách
- Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi - Giám sát, đánh giá việc thực hiện - Điều chỉnh chính sách
- Đưa ra sáng kiến hoàn thiện, đổi mới
- Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách
- Lập các kế hoạch triển khai chính sách
- Ban hành cácvăn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
chức thực thi chính sách thành công. Căn cứ vào chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Đoàn về triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm, tỉnh đoàn xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách phải đảm bảo về mặt chính trị, pháp luật và có sự tham gia của các ngành liên quan. Đúng về cơ cấu, đủ về số lượng và có năng lực đáp ứng yêu cầu việc triển khai chính sách trên địa bàn một tỉnh.
b. Lập kế hoạch triển khai chính sách
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tỉnh đoàn xây dựng kế hoạch để triển khai chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm. Kế hoạch cần phải có các nội dung như: thời gian triển khai chính sách, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và các công việc cần thực hiện. Các kế hoạch cần thiết như: kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch tập huấn, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kế hoạch phối hợp với các ngành liên quan…
c. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
Thực hiện hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm, các tỉnh đoàn cần xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên như: hướng dẫn tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm, hướng dẫn về việc thực hiện vay vốn quỹ quốc gia về việc làm, hướng dẫn về truyền thông chính sách…
d. Tổ chức tập huấn triển khai chính sách
Để trang bị cho cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách những kỹ năng cần thiết để triển khai chính sách hiệu quả. Hằng năm, tỉnh đoàn tổ chức hội nghị tập huấn cho các cán bộ phụ trách tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm. Tỉnh đoàn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, mời những giảng viên có kinh nghiệm. Nội dung chủ yếu của tập huấn là tập trung vào các kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn đối với việc lập dự án, thẩm định dự án, kỹ năng tổ chức truyền thông tới thanh niên, kỹ năng xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, biện pháp
triển khai kế hoạch hiệu quả …
1.2.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách
Chỉ đạo thực hiện chính sách là giai đoạn thứ hai của quá trình tổ chức thực thi chính sách sau khi đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa chính sách vào thực tiễn. Chỉ đạo thực hiện chính sách bao gồm các nội dung sau:
a. Truyền thông và tư vấn chính sách
Tỉnh đoàn phối hợp với các cơ quan truyền thông như: các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình địa phương để tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về chính sách đến các tầng lớp nhân dân nói chung và thanh niên nói riêng để biết và hiểu rõ về chủ trương, quy trình thực thi chính sách, ý nghĩa và tầm quan trọng, nội dung của chính sách. Đặc biệt là tuyên truyền cho cán bộ đoàn các cấp nắm vững nội dung của chính sách để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản hướng dẫn tổ chức thực thi chính sách thống nhất trong hệ thống đoàn từ tỉnh đoàn đến cơ sở cũng được sử dụng như một kênh truyền thông chính sách. Ngoài ra, tỉnh đoàn cần chỉ đạo bộ phận tư vấn, giải đáp thắc mắc của thanh niên liên quan đến chính sách như: các điều kiện thụ hưởng chính sách, các quy định thủ tục về lập hồ sơ vay vốn...
b. Triển khai các kế hoạch
Triển khai kế hoạch là quá trình tiến hành các hoạt động để thực hiện các kế hoạch đã lập ra. Triển khai các kế hoạch là phải thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng những công việc đã được hoạch định. Việc triển khai thông qua việc ban hành các loại văn bản hướng dẫn, thực hiện các kế hoạch như: kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ đoàn chịu trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách, kế hoạch truyền thông chính sách, kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách…
c. Vận hành nguồn ngân sách
Quỹ quốc gia về việc làm được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn. Một là, từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với một khoản chi nhất định hằng năm. Ví dụ Chính phủ phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho chương trình, tổng 5 năm từ 2001 đến 2005 là 899 tỷ đồng. Hai là, các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước bao gồm: trợ giúp của các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài; của các đơn vị và cá nhân trong nước hỗ trợ giải quyết việc làm. Quỹ quốc gia được phân bổ về cho
các tỉnh theo 2 con đường:
Thứ nhất, là phân bổ cho các tổ chức chính trị - xã hội quản lý. Nguồn quỹ này được đặt tại Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh. Các dự án cho vay theo từng đối tượng của các tổ chức chính trị - xã hội, do các tổ chức chính trị - xã hội và Ngân hàng chính sách xã hội cùng thẩm định quyết định. Người trực tiếp ký quyết định cho vay là thủ trưởng các tổ chức chính trị - xã hội. Với tổ chức đoàn thanh niên thì đối tượng cho vay là thanh niên, người trực tiếp ký quyết định cho vay là đồng chí Bí thư tỉnh đoàn, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh là cơ quan thực hiện và giám sát các hoạt động tín dụng này.
Thứ hai, là phân bổ trực tiếp cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, được trích lại từ nguồn ngân sách của các tỉnh. Nguồn quỹ này cũng được đặt tại Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh. Sau đó ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định tiếp tục phân bổ cho các đoàn thể hoặc đặt tại hội sở chính để quyết định cho vay. Nguồn quỹ quốc gia đặt tại hội sở chính do Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trực tiếp ký quyết định cho vay và chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh về các dự án vay.
Ngoài quản lý và vận hành nguồn vốn quỹ quốc gia, các tỉnh đoàn còn có trách nhiệm vận hành nguồn ngân sách phục vụ quá trình tổ chức thực thi chính sách được giao như: nguồn kinh phí tổ chức tập huấn, in ấn, ban hành tài liệu tuyên truyền…
d. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành
Chính sách giới thiệu việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm chỉ có thể được thực hiện khi đảm bảo có sự phối hợp và quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Ví dụ: tỉnh đoàn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho thanh niên vay vốn; tỉnh đoàn phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh tham mưu kế hoạch hàng năm về thực hiện chính sách…
e. Đàm phán, giải quyết xung đột
Quá trình tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm sẽ xảy ra các tình huống tranh chấp, xung đột đặc biệt là đối với các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Khi các dự án vay vốn của thanh niên thì nhiều mà nguồn vốn hỗ trợ chỉ có hạn. Hoặc tác động đến lợi ích giữa chủ thể với đối tượng của chính sách khi các dự án vay quá hạn mà chưa thu hồi
được vốn.
1.2.2.3. Kiểm soát sự thực hiện chính sách
a. Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi
Có nhiều kênh thông tin mà các tỉnh đoàn sử dụng để xây dựng hệ thống thông tin phản hồi. Thứ nhất, thông tin phản hồi có thể chắt lọc từ các loại báo cáo như: báo cáo năm, quý, tháng của đoàn cấp dưới hoặc các loại báo cáo chuyên đề liên quan đến chính sách. Thứ hai, thông tin phản hồi có được qua công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đoàn với đoàn cấp dưới. Thứ ba, thông tin phản hồi qua hệ thống thông tin đại chúng như: báo, đài, các website, mạng xã hội hoặc thông tin nội bộ qua đơn, thư thắc mắc, góp ý gửi về tỉnh đoàn.
b. Giám sát và đánh giá sự thực hiện
- Giám sát sự thực hiện chính sách là quá trình theo dõi việc tổ chức thực thi chính sách ở cấp huyện, xã. Nhằm đánh giá năng lực triển khai chính sách của các cấp. Giám sát sự thực hiện có thể theo các phương pháp khác nhau: thông qua hệ thống văn bản ban hành, tổ chức các đoàn giám sát chuyên đề…
- Đánh giá sự thực hiện chính sách trước hết phải xây dựng chương trình kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, để có sự chỉ đạo kịp thời và phải căn cứ vào mục tiêu, mục đích của chính sách. Đánh giá sự thực hiện chính sách theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Đánh giá hiệu lựccủa chính sách
Nói đến hiệu lực của chính sách là nói đến năng lực của Nhà nước xây dựng chính sách hợp lý và tổ chức thực thi thành công để đạt được mục tiêu của chính sách.
Hiệu lực = Kế hoạch/Thực hiện
Căn cứ kế hoạch đặt ra và kết quả thực hiện trong từng giai đoạn, từng dự án được giải quyết cho vay để đánh giá tính hiệu lực của chính sách.
VD: mục tiêu đặt ra trong năm 2011 của chính sách giải quyết việc làm thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm là giải quyết được 30% thanh niên thấp nghiệp và 50% thanh niên thiếu việc làm. Dựa vào kết quả thực hiện chính
sách năm 2011 ta sẽ đánh giá được hiệu lực của chính sách.
Thứ hai: Đánh giá tính phù hợp của chính sách
Đánh giá tính phù hợp của chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải xem xét chính sách đó có giải quyết được tận gốc vấn đề không. Việc thực hiện mục tiêu của chính sách có góp phần thực hiện các nhóm mục tiêu chung để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba: Đánh giá tính công bằng của chính sách
Cơ bản các chính sách của Nhà nước bao giờ cũng hướng tới việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Đối với chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên theo nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm thì tính công bằng được thể hiện ở việc khả năng tiếp cận nguồn vốn quỹ quốc gia về việc làm của các đối tượng thanh niên có cùng điều kiện là như nhau.
Thứ tư: Đánh giá tính bền vữngcủa chính sách
Tính bền vững thể hiện ở khả năng của chính sách tạo ra được những ảnh hưởng tích cực lâu dài theo thời gian và đảm bảo mục tiêu của chính sách đối với vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên. Như vậy, để đánh giá được tính bền vững của chính sách cần phân tích ảnh hưởng của chính sách lên các chủ thể, đối tượng thực hiện chính sách mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Việc đánh giá sự thực hiện chính sách không chỉ căn cứ vào các tiêu chí hiệu lực, tính phù hợp, công bằng và bền vững của chính sách mà tỉnh đoàn cần phải phân tích để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình triển khai thực hiện chính sách, xác định rõ các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các điểm yếu, đây chính là những tác nhân dẫn đến sự sai lệch trong triển khai thực hiện chính sách.
c. Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách là các giải pháp tác động bổ sung trong quá trình tổ chức thực thi chính sách nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn và đảm bảo các mục tiêu đề ra. Thực tế, các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội luôn luôn biến đổi, phát triển không ngừng. Hơn thế, quá trình thực hiện chính sách có thể phát
hiện vấn đề trong chính sách hoặc quá trình tổ chức thực thi, khi đó cần phải tiến hành điều chỉnh một cách kịp thời. Điều chỉnh chính sách phải đảm bảo dựa trên các nguyên tắc sau:
- Chỉ điều chỉnh chính sách khi thật sự cần thiết: cần cân nhắc kỹ trước khi điều chỉnh chính sách, tính hết hậu quả có thể có do điều chỉnh gây ra. Điều chỉnh trong nhiều trường hợp là cần thiết nhưng nếu lạm dụng thì lại làm mất tính ổn định và giảm sút lòng tin của cán bộ nhân dân.
- Chỉ điều chỉnh đúng mức độ: về nội dung chính sách cũng như cách thức tổ chức thực thi chính sách. Chỉ điều chỉnh trong giới hạn, phạm vi nguồn lực bổ sung cho điều chỉnh. Tránh điều chỉnh vượt quá khả năng, tiềm lực cho phép.
Các loại điều chỉnh chính sách:
- Điều chỉnh mục tiêu của chính sách do trong quá trình hoạch định chính sách đề ra mục tiêu chưa sát, chưa phù hợp đến giai đoạn tổ chức thực thi chính sách mới thấy rõ đòi hỏi phải điều chỉnh.
- Điều chỉnh giải pháp, công cụ: trong quá trình tổ chức thực thi chính sách mà nhận thấy chính sách kém hiệu lực, hiệu quả thì chứng tỏ các giải pháp, công cụ của chính sách chưa phù hợp cần phải điều chỉnh.
- Điều chỉnh việc tổ chức thực thi bao gồm điều chỉnh các vấn đề liên quan