KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU Ở CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty cổ phần bao bì việt nam (Trang 27 - 41)

XUẤT NHẬP KHẨU

Các quy định chung về kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phải tuân theo các Chuẩn mực kế toán cho Bộ Tài chính ban hành, bao gồm:

Chuẩn mực 01: Chuẩn mực chung

Nguyên tắc kế toán cơ bản

Giá gốc: theo chuẩn mực 01 thì giá gốc của tài sản nói chung và hàng tồn kho nói riêng được tính theo giá trị hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của hàng tồn kho không thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí của nghiệp vụ nhập khẩu phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận khoản chi phí tương ứng có liên quan đến doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu đó và chi phí của kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Thận trọng: Doanh thu của nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí đó.

Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán:

Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán liên quan đến nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ nhập khẩu phát sinh.

Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phản ánh nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi chép và báo cáo đúng thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định không được chậm trễ.

Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ nhập khẩu phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

Chuẩn mực 02: Hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho

Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC thì giá trị của hàng tồn kho là hàng nhập khẩu được tính theo giá gốc hay giá thực tế. Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi phát sinh để có được hàng hóa ở địa điểm và trạng thái hiện tại; các khoản thuế trong nhập khẩu, chi phí trong nhận hàng, các khoản chiết khấu thương mại(CKTM), giảm giá hàng mua (nếu có).

Giá thực tế Giá mua Các khoản thuế Giảm giá, Chi phí trực (giá gốc) = của hàng + không hoàn lại - CKTM + tiếp phát sinh của hàng nhập liên quan hàng của hàng liên quan đến nhập khẩu khẩu nhập khẩu nhập khẩu hàng NK

- Giá mua hàng nhập khẩu thường là giá CIF, hay giá FOB

Các chi phí trực tiếp phát sinh liên quan tới hàng nhập khẩu: tuỳ từng điều kiện, cơ sở giao hàng và thoả thuận trong hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp phải

chịu các chi phí khi nhận hàng như chi phí dỡ hàng, chi phí bốc hàng lên tàu, chi phí bảo hiểm… Ngoài ra các chi phí phát sinh khi đưa hàng về kho như chi phí vận chuyển, lưu kho, bến bãi, kiểm định… cũng được tính vào đây.

Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua: là các khoản giảm trừ tính theo tỷ lệ phần trăm theo giá mua hàng hoá nếu người nhập khẩu là khách hàng mua nhiều, khách quen của người nhập khẩu; hay là khoản giảm trừ tính trên giá mua của hàng nhập khẩu khi hàng không đúng theo quy định, yêu cầu của hợp đồng hoặc hàng kém phẩm chất.

- Các khoản thuế trong nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có) và thuế Giá trị gia tăng (GTGT) của hàng nhập khẩu nếu hàng nhập khẩu là mặt hàng dùng cho hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, phúc lợi… trong đó:

Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho là hàng nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng loại hàng hoá nhập khẩu, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.

Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho

Việc tính trị giá hàng tồn kho là hàng nhập khẩu được áp dụng theo một trong 4 phương pháp

Phương pháp thực tế đích danh: áp dụng dựa trên trị giá thực tế của từng mặt hàng nhập khẩu, nên áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Phương pháp bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng nhập khẩu tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được nhập khẩu trong kỳ.

Đơn giá Trị giá mua thực tế của + Trị giá mua thực tế Bình quân của hàng NK tồn kho đầu kỳ hàng nhập khẩu trong kỳ từng mặt Số lượng hàng nhập + Số lượng hàng nhập

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): dựa trên thực tế nhập hàng, mặt hàng nhập khẩu nào nhập khẩu trước thì xuất trước, khi xuất hàng sẽ tính theo đơn giá mua của lô hàng nhập đầu tiên hay lô hàng cũ nhất trong kho. Khi nào xuất hết số hàng của lô đó thì sẽ tính đến giá của lô hàng nhập tiếp đó. Vì vậy giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ là giá trị của của hàng được nhập còn lại ở gần thời điểm cuối kỳ.

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): với phương pháp này, mặt hàng nhập khẩu nào nhập kho sau thì sẽ được xuất trước và được tính theo đơn giá của lô hàng nhập đó, khi nào lô hàng đó xuất hết thì sẽ xuất tiếp lô hàng có thời điểm nhập gần nhất và tính theo giá của lô hàng đó. Vì thế, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ là giá trị của mặt hàng nhập khẩu còn tồn kho tại thời điểm nhập lô hàng đó.

Cả 2 phương pháp LIFO và FIFO, giá trị của lô hàng nhập nào thì tính riêng theo lô hàng đó theo mỗi lần nhập và xuất, không có sự liên quan giá trị giữa các lô hàng.

Đối với vật tư, hàng hoá nhập khẩu (mua bằng ngoại tệ) thì phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho.

Đến cuối niên độ kế toán nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm… thì phải giảm giá gốc hàng tồn kho nhập khẩu cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ sản phẩm. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kế toán hàng tồn kho nhập khẩu phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, từng quy cách vật tư, hàng hoá, theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn đảm bảo khớp giữa thực tế về vật tư, hàng hoá với sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp kế toán chi tiết sau:

Phương pháp thẻ song song

Phương pháp số dư

Phương pháp kết toán hàng tồn kho là hàng nhập khẩu

Mỗi doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Vì vậy giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán.

- Phương pháp kê khai định kỳ: là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho vào thời điểm cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó xác định giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ. Công tác kiểm kê vât tư, hàng hoá nhập khẩu được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế và xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”.

Chuẩn mực 14 – Doanh thu và thu nhập khác

Ghi nhận doanh thu

Nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá không bao gồm việc bán hàng nhập khẩu nên phần lớn chỉ đề cập đến chi phí nhập khẩu. Tuy nhiên với hình thức nhập khẩu uỷ thác, bên nhận nhập khẩu uỷ thác làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ nhập khẩu hộ nên được hưởng hoa hồng uỷ thác. Phần hoa hồng này phải được ghi nhận chi tiết là doanh thu cung cấp dịch vụ (TK 5113). Việc ghi nhận doanh thu này tuân theo quy định chung của chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, theo đó:

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ uỷ thác nhập khẩu được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn tất cả 4 điều kiện sau:

Doanh thu đuợc xác định tương đối chắc chắn

Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ đó.

Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán.

Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Cụ thể trong trường hợp này, bên nhận nhập khẩu uỷ thác cần xác định rõ chi phí chi hộ bên giao uỷ thác như chi phí nhập hàng, thuế nộp hộ bên giao… và chi phí bên nhận nhập khẩu uỷ thác chịu.

Kế toán ghi nhận hoa hồng uỷ thác nhập khẩu vào TK 5113 và phản ánh doanh thu của dịch vụ uỷ thác nhập khẩu đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

Doanh thu cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ

Khi bên nhận nhập khẩu uỷ thác nhận doanh thu là hoa hồng uỷ thác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế phát sinh hoặc Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công cố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Chuẩn mực 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Khi thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phát sinh các mối quan hệ thanh toán bằng ngoại tệ thì khi quy đổi ra đơn vị tiền tệ sử dụng trong chế độ kế toán Việt Nam là đồng Việt Nam thì sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó. Nếu giao dịch được thanh toán ở kỳ kế toán sau, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính theo sự thay đổi của tỷ giá hối đoái trong từng kỳ cho đến kỳ giao dịch đó được thanh toán.

Nguyên tắc dùng tỷ giá ngoại tệ mua vào, bán ra thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế gọi tắt là tỷ giá thực tế (TGTT).

Nguyên tắc này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ít nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngoại tệ hoặc không dùng tỷ giá hạch toán để ghi sổ. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ vào thời điểm thị trường liên ngân hàng không hoạt động, doanh nghiệp được sử dụng tỷ giá bình quan của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước.

Ghi nhận nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá phát sinh bằng ngoại tệ:

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán. Việc quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển, Các khoản phải thu, phải trả và tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”.

Đối với tài khoản thuộc loại doanh thu, hàng tồn kho, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền khi phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu.

Đối với bên Có của các tài khoản vốn bằng tiền khi phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ sử dụng chính thức trong sổ kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân, tỷ giá nhập trước – xuất trước, tỷ giá nhập sau - xuất trước…).

Đối với bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải thu khi phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ được chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.

Đối với bên Có của các tài khoản nợ phải trả, bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu khi phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu được ghi trên sổ kế toán bằng đồng Việt Nam hay đơn vị tiền tệ được chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch.

Đánh giá lại ngoại tệ cuối năm tài chính

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ, số dư nợ phải trả hoặc dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu thực trạng kế toán nghiệp vụ nhập khẩu tại công ty cổ phần bao bì việt nam (Trang 27 - 41)