Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách quản lý vĩ mô đối với các hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 103 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách quản lý vĩ mô đối với các hoạt

hoạt động phụ trợ khác

- Hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Mặc dù các doanh nghiệp biết được tầm quan trọng của một hệ thống quản lý ngân quỹ tối ưu thông qua hệ thống ngân hàng điện tử của một số ngân hàng lớn nhưng việc có áp dụng được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở, môi trường pháp lý của loại hình dịch vụ này.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ, dịch vụ ngân hàng điện tử, giao dịch điện tử cần phải được các ngân hàng triển khai mạnh mẽ. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đã thực hiện xong đề án

hiện đại hóa, hạ tầng công nghệ tin học đã cho phép các ngân hàng này cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các dịch vụ công nghệ cao khác.

- Ưu tiên phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

Bên cạnh hạ tầng pháp lý cho hoạt động ngân hàng thì hiệu quả của công tác quản lý ngân quỹ phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới thanh toán điện tử quốc gia. Chừng nào hệ thống thanh toán liên ngân hàng điện tử trên toàn quốc chưa được thiết lập thì việc chuyển tiền, thu chi tiền nói chung và quản lý ngân quỹ nói riêng là rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

- Phát triển thị trường chứng khoán.

+ Phát triển hàng hóa cho thị trường chứng khoán

* Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách đảm bảo Nhà nước thống nhất quản lý việc phát hành chứng khoán ra công chúng và quản lý các công ty đại chúng; áp dụng qui định quản trị công ty đối với các công ty đại chúng.

* Hoàn thiện khung pháp lý, lựa chọn và hướng dẫn các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp lớn phát hành trái phiếu để huy động vốn đầu tư.

* Cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và đưa lên thị trường niêm yết các "đại gia". Một mặt, cần đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phát triển mạnh hơn nữa số lượng công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Mặt khác, cần thúc đẩy, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần thực hiện niêm yết trên sàn chính thức, vì đây là một trong những chỉ báo quan trọng không chỉ phản ánh quy mô mà còn phản ánh cả mức độ phổ cập của thị trường chứng khoán Việt Nam.

* Ngoài ra, cần thực hiện các giải pháp để tăng hàng hóa có uy tín, chất lượng giao dịch trên thị trường như lựa chọn một số doanh nghiệp lớn, ngân hàng thương mại cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán, ban hành cơ chế thích hợp để phần lớn trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình được niêm yết để phát hành trên thị trường chứng khoán.

+ Phát triển thị trường giao dịch chứng khoán

* Hướng dẫn và quản lý, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán chưa niêm yết tại công ty chứng khoán.

* Xây dựng và hoàn thiện thị trường giao dịch trái phiếu, trước hết là trái phiếu Chính phủ.

+ Phát triển các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán

* Ban hành quy định để tạo cơ sở pháp lý cho các công ty chứng khoán tái cơ cấu theo hướng tăng quy mô vốn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi và mạng luới cung cấp dịch vụ; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán.

+ Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin TTCK

Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chuẩn mùc công nghệ thông tin áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán đảm bảo cung cấp dịch vụ và thông tin thị trường chứng khoán minh bạch và công bằng cho mọi đối tượng đầu tư.

+ Quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán

* Nâng cao tính minh bạch, công khai, công bằng của hoạt động thị trường chứng khoán trên cơ sở hoàn thiện và thực thi quy định về công bố thông tin, quy định quản trị công ty đối với công ty đại chúng.

* Nâng cao năng lực hoạch định chính sách, tăng cường hiệu quả giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; hoàn thiện và áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tiêu chí cảnh báo các giao dịch bất thường trên thị trường chứng khoán.

* Áp dụng nguyên tắc quản lý thị trường chứng khoán về các lĩnh vực: quản lý tổ chức phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư tập thể, tổ chức trung gian thị trường, thị trường thứ cấp.

- Thị trường bất động sản :

Tạo điều kiện phát triển, mở rộng các sàn giao dịch bất động sản, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các quy định của pháp luật về bất động sản nhằm hạn chế hoạt động của thị trường ngầm.

Đơn giản hóa các thủ tục cấp phép sử dụng đất, thủ tục mua bán bất động sản. Với các giải pháp trên, tác giả tin rằng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV sẽ có tác dụng và mang lại những lợi ích to lớn cho BHBV nói riêng và Tập đoàn Bảo Việt nói chung.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam nói chung và tại BHBVnói riêng cho thấy, tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ nhất là hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO thì thị trường bảo hiểm Việt Nam đứng trước cả những thuận lợi và khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm, đặc biệt là các công ty bảo hiểm trong nước như BHBV.

Để đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập và cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới, BHBV phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế...

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu đã được đề cập ở phần đầu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Tác giả đã hệ thống hoá được những nội dung cơ bản về đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV, cũng như những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Tác giả đã khái quát hoá quá trình hình thành và phát triển của BHBV, cũng như mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của BHBV. Trên cơ sở các số liệu được cập nhật trong thời gian 5 năm 2007-2011 về tình hình kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV, tác giả đã có những đánh giá - nhận xét về hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV, những kết quả đã đạt được những tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại đó.

- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động đầu tư, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV.

Những giải pháp tác giả đề xuất trên đây là kết quả nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tế hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng như của Bảo Hiểm Bảo Việt. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ các giải pháp chủ yếu dừng lại ở phương pháp luận và mang tính định

hướng, những giải pháp này cần được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong quá trình ứng dụng vào thực tế. Tác giả rất hy vọng luận văn sẽ góp phần mang lại lợi ích thiết thực trong việc tổ chức nâng cao công tác đầu tư của Bảo Hiểm Bảo Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo Hiểm Bảo Việt, Báo cáo tài chính thường niên các năm 2007-2011 (Annual Report), Hà Nội.

2. Bảo Hiểm Bảo Việt (2005), Hợp đồng ủy thác đầu tư giữa BHBV và Cty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo việt. Hà Nội.

3. Tài liệu của HSBCInsurance tư vấn về Quy định chung và phân cấp trong hoạt động đầu tư cho Tập Đoàn Bảo Việt(2010).

4. Tài liệu của Nhóm rà soát kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho Tập Đoàn Bảo Việt do PricewaterhouseCoopers soạn thảo (2008).

5. Bộ tài chính (2007), Thông tư 156/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/NĐ-CP, Hà Nội

6. Nguyễn Thị Thanh Hà (2005), Phát triển hoạt động đầu tư tại Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 7. Nguyễn Xuân Hòa (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thương mại của Bảo Việt Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Tạ Văn Cần (2007), Nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đến năm 2011, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Quốc tế, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Tiến Toàn (2007), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân quỹ tại Bảo Hiểm Bảo Việt, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Quốc tế, Trường đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Phạm Thị Định (2004), Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 11. Chính phủ (2006), Nghị định 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử, Hà Nội. 12. Chính phủ (2007), Nghị định 46/2007/NĐ-CP Quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Hà Nội.

13. Chính phủ(2009), Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 về Quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước và Quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

14. Tập Đoàn Bảo Việt (2009), Quyết định số 369/2009/QĐ-HĐQT về Quy chế Quản lý tài chính của Tập Đoàn Bảo Việt.

15. Hiệp hội bảo hiểm, Bản tin bảo hiểm năm 2005,2006,2007,2008. Hà Nội 16. GS.TSKH Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

17. PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, Nguyễn Xuân Hòa (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của BHBV, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Hà Nội. 18. TS.Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích hiệu quả đầu tư tài chính của doanh nghiệp, Vnexpress.com.vn, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (2002), Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ban hành ngày 25/06/2002 kèm theo QĐ số: 1718 BV/TTĐT/2002 v/v: Ban hành hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho hoạt động đầu tư.

22. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (2004), Quy chế đầu tư vốn, Hà Nội. 23. Các website: - www.baoviet.com.vn. - www.bvsc.com.vn. - www.ssc.gov.vn. - www.hastc.org.vn. - www.vnexpress.net - www.ssi.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 103 - 109)