Kết quả hoạt động kinh doanh của BHBV giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 67 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của BHBV giai đoạn 2007-2011

Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, trong thời gian vừa qua BHBV đã phát triển nhanh chóng, đổi mới phương thức hoạt động, từ việc trong

một thời gian dài từ năm 1964 đến 1994 là đơn vị duy nhất kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, nhưng đến nay thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường bảo hiểm đến cuối năm 1994, Bộ Tài chính đã tách chi nhánh công ty bảo hiểm của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh thành Công ty bảo hiểm Bảo Minh (nay là Tổng công ty cổ phần Bảo Minh). Cho tới năm 2011, thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đã có 28 công ty bảo hiểm kinh doanh trong lĩnh vực Phi nhân thọ. BHBV không ngừng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động trên cả nước và quốc tế. Từ chỗ chỉ có một chi nhánh tại Hải Phòng vào thời kỳ mới thành lập, hiện nay BHBV đã phủ rộng địa bàn trên phạm vi cả nước, có các chi nhánh xuống tận đến quận huyện. Trên phạm vị quốc tế, BHBV đã thiết lập được mối quan hệ với hầu hết các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm lớn có uy tín trên thị trường bảo hiểm thế giới.

Đội ngũ nhân viên cũng phát triển nhanh chóng và có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt. Từ chỗ chỉ có vài chục người cho đến năm 2011, BHBV đã có hơn 3.000 nhân viên, gần 10.000 đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ bán chéo sản phẩm.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BHBV hiện nay đa dạng và phong phú chứ không chỉ còn đơn thuần là kinh doanh bảo hiểm gốc. Hoạt động tái bảo hiểm giờ đây đã là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng và mang lại hiệu quả cho công ty, mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn cả ở trong và ngoài nước. Hiện nay BHBV đang triển khai trên 80 nghiệp vụ bảo hiểm Phi nhân thọ ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống như bảo hiểm con người, cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa, hàng không, dầu khí, xe cơ giới, trách nhiệm, vệ tinh ...

Bên cạnh đó, BHBV cũng đã làm tốt công tác giải quyết bồi thường cho khách hàng với các thủ tục đơn giản thuận tiện. Trong năm 2011, BHBV đã giải quyết gần 1 triệu vụ bồi thường về Con người, hơn 120 nghìn vụ bồi thường xe cơ giới và hàng nghìn vụ tổn thất về cháy, kỹ thuật và hàng hải với tổng số tiền bồi thường trên 2.500 tỷ đồng.

Thực hiện chiến lược phát triển bền vững và đáp ứng tiêu chuẩn cao về cẩn trọng trong kinh doanh bảo hiểm, năm 2011 BHBV đã trích lập dự phòng phí đạt 3.468 tỷ đồng, tăng 128 tỷ, dự phòng bồi thường 894 tỷ đồng, tăng 127 tỷ, dự phòng

giao động lớn đạt 95 tỷ đồng tăng 39 tỷ so với năm 2007. Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 65 tỷ đồng. Các quỹ dự phòng lớn là cơ sở đảm bảo sự an toàn về tài chính để phát triển bền vững của Tổng Công ty trong những năm tiếp theo.

Với một thị trường cạnh tranh gay gắt, nhưng với chiến lược kinh doanh tốt và nguồn nhân lực cao, BHBV vẫn luôn giữ vững là DNBH hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt nam. Nhất là trong năm 2011, BHBV tập trung vào mục tiêu đổi mới trong quản trị doanh nghiệp và tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của đối tác chiến lược HSBC Insurance Asia Pacific. Nổi bật là thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mùc quốc tế IFRS. BHBV đã được kiểm toán bởi Earns & Youngs, một trong những công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu trên thế giới. Việc tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của HSBC trên các lĩnh vực như quản trị nhân sự, mô hình kinh doanh, quản trị rủi ro, marketing, phát triển bảo hiểm qua ngân hàng - Bancasurance đang được triển khai tích cực. Với những chính sách đổi mới như trên, BHBV đã đạt được những kết quả trong giai đoạn từ năm 2007-2011 (Bảng 3.1):

Bảng 3.1: Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của BHBV giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

1 Tài sản và nguồn vốn

1.1 Tổng tài sản 3.610 4.062 4.636 5.720 6.255

1.2 Vốn chủ sở hữu 1.000 1.000 1.000 1.500 1.500

2 Kết quả kinh doanh

2.1 Tổng doanh thu 3.096 3.971 4.294 4.994 5.812

2.1.1 Doanh thu bảo hiểm 2.909 3.662 3.987 4.574 5.313 - Phí bảo hiểm gốc 2.587 3.345 3.680 4.231 4.866

- Nhận tái bảo hiểm 156 155 152 165 215

- Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 148 143 144 155 180

- Doanh thu khác 18 19 11 23 52

2.1.2 - Doanh thu đầu tư tài chính 184 306 297 414 493

2.1.3 - Doanh thu hoạt động khác 3 3 10 4 6

2.3 Lợi nhuận trước thuế 197 181 219 311 447

2.4 Lợi nhuận sau thuế 133 131 166 240 337

3 Tổng số nộp ngân sách 254 274 298 334 364

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BHBV qua các năm).

Nhìn vào bảng trên ta thấy một số chỉ tiêu về tài chính nổi bật:

- Tổng giá trị tài sản tăng từ 3.610 tỷ đồng năm 2007 lên tới 6.255 tỷ đồng năm 2011 tăng 73%.

- Vốn chủ sở hữu tăng từ 1000 tỷ đồng năm 2007 lên mức 1,500 tỷ đồng năm 2011 tăng 50%.

- Tổng doanh thu tăng từ 3.096 tỷ đồng năm 2007 lên 5.812 tỷ đồng năm 2011, tăng 87%. Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm bình quân 5 năm từ 2007 - 2011 đạt 17%/năm. Trong đó doanh thu bảo hiểm gốc tăng từ 2.587 tỷ đồng năm 2007 lên 4.886 tỷ đồng năm 2011, tăng 82 %; doanh thu nhận tái bảo hiểm tăng từ 156 tỷ đồng năm 2007 lên 493 tỷ đồng năm 2011, tăng 37%; doanh thu hoạt động đầu tư tài chính tăng từ 184 tỷ đồng năm 2007 lên 493 tỷ đồng năm 2011, tăng 167,9%.

- Chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế tăng từ 197 tỷ năm 2007 lên 447 tỷ năm 2011. - Nộp Ngân sách Nhà nước tăng từ 254 tỷ đồng năm 2007 lên mức 364 tỷ đồng năm 2011 (tăng 43,3%).

- Tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng từ 2.652 tỷ đồng năm 2007 lên 5.010 tỷ đồng năm 2011, tăng 88%.

Mặc dù mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhưng BHBV vẫn luôn duy trì vị trí dẫn đầu về thị phần tính theo doanh thu phí bảo hiểm (Biểu 3.1).

Biểu đồ 3.1: Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc của BHBV giai đoạn 2007-2011

(Nguồn : Bản tin của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 2007-2011)

Tại mỗi quốc gia, phát triển hay đang phát triển, thì đa phần các doanh nghiệp đều có những hoạt động xã hội gắn liền với các hoạt động mang đậm nét cộng đồng. Điều này càng đúng với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHBV nói riêng. Điều đó được khẳng định rõ nét qua hàng loạt hoạt động của Bảo Việt suốt hơn 48 năm qua.

Cụ thể trong những năm qua, BHBV đã đóng góp kinh phí cóng các doanh nghiệp hội viên khác của Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam nhằm tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về những giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, công tác đề phòng hạn chế tổn thất cháy nổ, mất cắp; đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng nhiều công trình hành lang an toàn đường sắt và đường bộ tại các điểm đen giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Nghệ An, Thanh hóa... Hàng năm, BHBV đều dành một phần kinh phí đáng kể hỗ trợ việc xây dựng mới trường lớp học, hay đầu tư trang bị máy vi tính cho các trường tại những vùng sâu, vùng xa (Ninh Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Lạng Sơn...).

Đối với Bảo Việt nói chung, BHBV nói riêng, trong nhiều năm qua đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào hàng loạt các hoạt động như: xây dựng tường phòng hộ mềm, đường lánh nạn an toàn giao thông tại những đèo dốc nguy hiểm: dốc Cun, đèo Ngang, đèo Hải Vân...; hỗ trợ nông dân trong đại dịch cóm gia cầm; tham gia với chính quyền nhiều địa phương hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai, bão tố, lũ lụt...

Từ khi thành lập (năm 1965) cho tới nay, Bảo Việt nói chung, BHBV nói riêng đã luôn thể hiện và khẳng định vai trò, vị thế là doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu trong mọi hoạt động. Luôn giữ thị phần lớn nhất trên thị trường; Hoạt động tích cực và hiệu quả nhất trong các công tác xã hội với mức kinh phí đóng góp cho cộng đồng lớn nhất.

BHBV đạt được những kết quả trên là nhờ phát huy tốt những lợi thế cạnh tranh của mình. Những lợi thế đó là: bề dày hoạt động; uy tín, thương hiệu; mạng lưới rộng khắp cả nước; năng lực tài chính lớn; am hiểu tâm lý, thói quen, văn hóa của khách hàng.

3.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ tại Bảo Hiểm Bảo Việt

3.2.1. Công tác tổ chức hoạt động đầu tư tại BHBV

Hiện nay công tác đầu tư tại BHBV được quản lý bởi phòng Tài chính kế toán thuộc trụ sở chính của Tổng công ty. Bộ phận tài chính là bộ phận chịu trách nhiệm giám sát các danh mục đầu tư. Tất cả các quyết định đầu tư liên quan đến quỹ tự đầu tư phải thông qua Tổng giám đốc BHBV. Các khoản đầu tư của BHBV tuy được theo dõi bởi bộ phận tài chính của BHBV, nhưng về bản chất hoạt động đầu tư được thực hiện qua 3 đơn vị:

- Đầu tư ủy thác qua công ty quản lý quỹ Bảo Việt (BVF) - Đầu tư ủy thác qua Tập đoàn.

- Do chính BHBV tự đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư của BHBV trong năm 2007 là 2.652 tỷ đồng, trong đó: Các quỹ dự phòng do BVF quản lý là 1.038 tỷ đồng, các quỹ từ nguồn vốn chủ sở hữu do Tập Đoàn quản lý là 236 tỷ đồng, BHBV tự quản lý là 1.288 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Hiện nay số vốn khi thành lập lại BHBV được Tập Đoàn Bảo Việt đầu tư là 1.500 tỷ đồng, ngoài phần ký quỹ tại ngân hàng theo quy định, số còn lại đã hình thành tài sản cố định và vốn lưu động cần thiết, số vốn còn lại dùng để đầu tư, hiện nay số vốn này đang được đầu tư thông qua ủy thác Tập Đoàn Bảo Việt, do Ban đầu tư của Tập Đoàn quản lý đầu tư.

Đối với nguồn vốn nhàn rỗi từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm:

BHBV sẽ ký hợp đồng ủy thác hàng năm qua BVF. Các giới hạn cho các loại hình đầu tư và thời hạn như sau:

- Mua trái phiếu chính phủ: Tối thiểu 18% tổng giá trị danh mục - Trái phiếu doanh doanh nghiệp: Tối đa 16% tổng giá trị danh mục

- Chứng khoán: Tối đa 10% tổng giá trị danh mục

- Tiền gửi có kỳ hạn: Tối thiểu 44.2% tổng giá trị danh mục Các giới hạn trên được BHBV tính toán trên cơ sở phân tích các xu hướng quá khứ, luồng tiền cần thiết cho hoạt động kinh doanh, theo tư vấn của BVF và theo quy định của Bộ Tài Chính. Chưa có các hạn chế đề ra cho thời gian đáo hạn của các trái phiếu và các khoản tiền gửi.

Ngoài phân tích về luồng tiền, hầu như BHBV không có các phân tích khác, ví dụ không có cơ sở tính toán nào đối với lãi suất hoặc các rủi ro thị trường.

Đối với quỹ tự đầu tư, bao gồm các khoản tiền gửi ngắn hạn được duy trì ở BHBV để đảm bảo mục tiêu quản lý tiền mặt và mục tiêu thanh khoản.

Hiện tại BHBV chưa có quy trình quản lý tài sản nợ hay một ủy ban chính thức quản lý vấn đề này tại BHBV. Hệ quả là chưa có cơ chế kiểm soát để đảm bảo các danh mục đầu tư phù hợp với các công nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

Như đã trình bày ở trên, do hoạt động đầu tư của BHBV về bản chất được thực hiện bởi 3 đơn vị: Tập đoàn Bảo Việt, BVF và do BHBV tự thực hiện đầu tư. Do vậy, để hiểu đúng bản chất về hoạt động đầu tư của BHBV ta cần đi tìm

hiểu công tác tổ chức của từng đơn vị này.

3.2.1.2. Tổ chức công tác đầu tư tại BHBV

a. Công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn lĩnh vực đầu tư.

Nghiên cứu thị trường và lựa chọn lĩnh vực đầu tư cho phù hợp là một trong những công việc tối cần thiết đối với hoạt động đầu tư thương mại và công tác nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV.

Tại BHBV chưa có phòng đầu tư, do vậy việc nghiên cứu và lựa chọn thị trường, lĩnh vực đầu tư được thực hiện thông qua phòng Tài chính kế toán BHBV.

Việc nghiên cứu thị trường của BHBV được dựa trên các yếu tố:

- Các quy định của pháp luật đối với DNBH trong việc sử dụng vốn đầu tư tài chính về hạn mức, lĩnh vực đầu tư.

- Các quy định của pháp luật, cơ quan ban ngành đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư vốn và kinh doanh vốn, như: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, ủy ban chứng khoán Nhà nước, các Ngân hàng thương mại..

- Quy định của Tập đoàn trong việc phân cấp phân quyền đầu tư, định hướng đầu tư và định hướng sử dụng vốn đầu tư.

- Tình hình diễn biến của thị trường vốn, thị trường bất động sản và tình hình cụ thể của các doanh nghiệp cho vay.

- Tại các công ty thành viên trực thuộc BHBV:

+ Đầu tư tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống.

+ Không gửi tiền vào đơn vị mà Tập đoàn, Cty Quản lý quỹ, BHBV đã có quan hệ tiền gửi.

+ Lãi suất tiền gửi phải phù hợp với mức lãi suất huy động tiền gửi dân cư niêm yết của tổ chức tín dụng và không thấp hơn 85% mức lãi suất tiền gửi có cùng kỳ hạn của Tập đoàn, Công ty Quản lý quỹ, BHBV tại thời điểm đó.

Tựu trung lại hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn lĩnh vực đầu tư tại BHBV còn khá đơn giản, các quy định về hạn mức đầu tư, tỷ trọng đã không còn phù hợp, không theo kịp với diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ hiện nay.

b. Việc thực hiện giám sát tình hình đầu tư.

Hiện nay, tại BHBV chưa có phòng chức năng nào làm công tác giám sát hoạt động đầu tư, tất cả các công việc liên quan đến hoạt động đầu tư đều do phòng Tài chính kế toán thực hiện và kiêm luôn cả công tác giám sát.

Ngoài ra, theo như điều lệ, Tập đoàn Bảo Việt - quyền của chủ sở hữu là người có quyền quyết định các dự án đầu tư, bán tài sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác, các hợp đồng cho vay và các hợp đồng khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo tài chính gần nhất của Tổng công ty. Đối với các quyết định đầu tư khác có giá trị nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo tài chính gần nhất của Tổng công ty thì thẩm quyền quyết định thuộc Hội đồng thành viên của Tổng công ty hoặc Hội đồng thành viên có thể phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định.

Tuy nhiên, BHBV cũng đã xây dựng một số quy định khống chế cụ thể về hoạt động đầu tư:

- Đối với đầu tư trực tiếp: BHBV không đầu tư trực tiếp quá 40% vốn điều lệ thực có của doanh nghiệp BHBV dự định đầu tư, trừ các dự án do BHBV tự nghiên cứu, thành lập.

- Đối với hoạt động cho vay: BHBV có thể thực hiện cho vay vốn ngắn, trung hoặc dài hạn theo các hình thức cho vay trực tiếp, cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, hoặc uỷ thác cho vay thông qua các ngân hàng, tổ chức tín dụng có chức năng nhận uỷ thác.

- Đối với các nghiệp vụ đầu tư khác:

+ Mua trái phiếu chính phủ và các loại chứng chỉ tương tự như tín phiếu kho bạc, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện đầu tư trên cơ sở kế hoạch về tỷ trọng đầu tư trái phiếu và lãi suất yêu cầu hàng năm. Trong trường hợp có biến động lãi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 67 - 109)