Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 35 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm

1.3.1.1. Hiệu quả kinh tế - tài chính

Hiểu một cách tổng quát về hiệu quả kinh tế - tài chính là so sánh giữa kết quả thu được so với chi phí (vốn) bỏ ra để đầu tư.

Hiệu quả kinh tế - tài chính của hoạt động đầu tư trong Công ty bảo hiểm là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận của nhà đầu tư so với số vốn nhà đầu tư bỏ ra để đạt được mức lợi nhuận đó. Hiệu quả này có thể được đánh giá chung cho các hoạt động đầu tư của Công ty bảo hiểm hoặc đánh giá cho từng dự án đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả đầu tư có ý nghĩa hơn cả là đánh giá đối với từng dự án đầu tư. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp phân tích định tính và phương pháp định lượng, phương pháp đánh giá tác động của hoạt động đầu tư ở Công ty bảo hiểm đối với nền kinh tế.

Việc sử dụng nguồn vốn thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm để đầu tư vừa phải đảm bảo tính hiệu quả vừa phải đảm bảo an toàn của đồng vốn. Vì đặc tính của bảo hiểm là các sự kiện bảo hiểm là các biến cố không chắc chắn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào và Công ty bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Ngoài việc dự phòng theo quy định của pháp luật, Công ty bảo hiểm cũng phải đảm bảo việc sử dụng vốn là an toàn, tức là vốn phải sử dụng theo đúng nguồn tài trợ, không thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho các dự án dài hạn. Đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của hoạt động đầu tư, bên cạnh việc đánh giá về khả năng sinh lời còn phải đánh giá về tính an toàn của khoản đầu tư. Do đó, phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm ngoài việc dựa trên các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả theo quy mô và khả năng sinh lời, thì chỉ tiêu đánh giá về mức độ rủi ro cũng không thể thiếu được.

Như vậy, xét về hiệu quả kinh tế - tài chính của hoạt động đầu tư, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư dựa trên hệ thống các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, tỷ suất sinh lời và mức độ rủi ro của đầu tư như sau:

a. Về quy mô

Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn đầu tư: Vốn đầu tư càng lớn cho thấy quy mô hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm càng lớn, và đây cũng là một nhân

tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ tiêu tỷ trọng vốn đầu được đánh giá trên vốn chủ sở hữu của Công ty bảo hiểm:

Tỷ lệ vốn đầu tư so với vốn chủ sở hữu = Vốn đầu tư

Nguồn vốn chủ sở hữu Xem xét các chỉ tiêu này để đánh giá quy mô đầu tư trên nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ.

Chỉ tiêu tỷ trọng Doanh thu đầu tư so với Tổng doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm: được tính bằng tổng doanh thu từ hoạt động đầu tư so với Tổng doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm.

Tỷ trọng doanh thu hoạt động đầu tư so với

Tổng doanh thu =

Doanh thu hoạt động đầu tư Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng doanh thu của Công ty bảo hiểm thì doanh thu từ hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng bao nhiêu, cho thấy phần trăm đóng góp của doanh thu hoạt động đầu tư vào tổng doanh thu của Công ty bảo hiểm.

Chỉ tiêu tỷ trọng Lợi nhuận hoạt động đầu tư so với Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm cũng được xem xét để đánh giá quy mô hoạt động đầu tư, phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư trong hoạt động chung của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng lợi nhuận doanh nghiệp nhận được do đóng góp của bao nhiêu phần trăm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư :

Tỷ trọng lợi nhuận hoạt động đầu tư với

Tổng Lợi nhuận =

Lợi nhuận hoạt động đầu tư Tổng Lợi nhuận

b. Về cơ cấu

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của từng loại hình đầu tư :

Để đánh giá cơ cấu vốn đầu tư của từng loại hình đầu tư trên tổng nguồn vốn đầu tư, chẳng hạn vốn đầu tư chứng khoán trên tổng vốn đầu tư, có thể sử dụng chỉ tiêu sau :

Tỷ lệ vốn đầu tư chứng khoán

so với vốn đầu tư =

Vốn đầu tư chứng khoán Tổng nguồn vốn đầu tư Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư thì vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng là bao nhiêu phần

trăm, từ đó đánh giá cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo từng lĩnh vực đầu tư trong tổng danh mục đầu tư của Công ty bảo hiểm.

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu doanh thu của từng loại hình đầu tư :

Để đánh giá cơ cấu doanh thu của từng loại hình đầu tư trên tổng doanh thu đầu tư, chẳng hạn doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán trên tổng doanh thu từ hoạt đầu tư, có thể sử dụng chỉ tiêu sau :

Tỷ lệ doanh thu đầu tư chứng khoán so với tổng doanh thu hoạt động đầu tư =

Doanh thu đầu tư chứng khoán Tổng doanh thu hoạt động đầu tư Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng doanh thu do hoạt động đầu tư đem lại thì bao nhiêu phần trăm là doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán.

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lợi nhuận của từng loại hình đầu tư :

Để đánh giá cơ cấu lợi nhuận đầu tư của từng loại hình đầu tư trên tổng lợi nhuận hoạt động đầu tư, chẳng hạn lợi nhuận đầu tư chứng khoán trên tổng lợi nhuận đầu tư, có thể sử dụng chỉ tiêu sau :

Tỷ lệ lợi nhuận đầu tư chứng khoán so

với tổng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư =

Lợi nhuận đầu tư chứng khoán Tổng lợi nhuận hoạt động đầu tư Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng lợi nhuận do hoạt động đầu tư đem lại thì bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Dựa trên chỉ tiêu này có thể đánh giá cơ cấu lợi nhuận hoạt động đầu tư theo từng lĩnh vực đầu tư, cho thấy lợi nhuận hoạt động đầu tư chủ yếu do lĩnh vực nào đem lại hay lĩnh vực nào hiện đang đầu tư có hiệu quả, làm cơ sở để cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.

c. Về tỷ suất sinh lời

Để đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của một dự án đầu tư, nhà đầu tư phải phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau, như dựa vào lợi nhuận thuần, dựa vào quy mô, lợi nhuận bình quân, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư có thể sử dụng để đánh giá cho một dự án đầu tư trong quá khứ, hoặc đánh giá cho bất kỳ một giai đoạn nào của quá trình đầu tư. Cũng có trường hợp, Công ty bảo hiểm đầu tư vào một danh mục gồm nhiều tài sản, nhiều dự án khác nhau thì tính tỷ suất của cả danh mục đầu tư.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cũng có thể dùng để đánh giá đối với các hoạt động đầu tư trong tương lai. Đó là tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Chỉ tiêu này rất quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào danh mục đầu tư nào hoặc tài sản nào trong tương lai của Công ty bảo hiểm.

Hiệu quả đầu tư là kết quả phản ánh quá trình hoạt động đầu tư sau khi trừ đi tất cả chi phí và giá trị của nguồn lực đã bỏ ra ban đầu. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư phản ánh hiệu quả đầu tư đem lại trên đồng vốn bỏ ra, được xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận Đầu tư

Vốn đầu tư

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra trong đầu tư đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong 1 năm đầu tư.

Ngoài ra, có thể so sánh mức tăng trưởng giữa tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư năm nay so với năm trước dựa vào chỉ tiêu sau:

Tăng trưởng hiệu

quả Đầu tư =

(Tỷ suất Lợi nhuận Đầu tư/Vốn năm N) - (Tỷ suất Lợi nhuận Đầu tư/Vốn năm (N -1))

Tỷ suất Lợi nhuận Đầu tư/Vốn năm (N -1)

d. Về mức độ rủi ro

Đánh giá mức độ rủi ro của đầu tư trong doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần phải xác định được nguồn vốn cho hoạt động đầu tư là nguồn vốn chủ sở hữu hay nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ. Nguồn vốn chủ sở hữu có ưu điểm là không phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật nên doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi cao. Còn nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm thì phải đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao vì nguồn vốn này bị chi phối bởi các quy định chặt chẽ của Pháp luật, doanh nghiệp bảo hiểm cần đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho khách hàng. Khi xác định được đúng nguồn vốn nhàn rỗi sử dụng cho hoạt động đầu tư, Công ty bảo hiểm có thể phân bổ đầu tư vào các lĩnh vực theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty, an toàn vốn, giảm thiểu rủi ro.

Đảm bảo khả năng thanh toán, an toàn vốn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Theo quy định của

Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do vậy, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán hay mức độ rủi ro về thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm rất được coi trọng khi đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán hiện hành : Đo lường khả năng thanh toán hiện hành của công ty, phản ánh việc Công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đối thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.

Khả năng thanh toán

hiện hành =

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh khả năng chi trả ngắn hạn của doanh nghiệp như:

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (dưới 1 năm):

Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty. Khả năng thanh toán

nợ ngắn hạn =

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh: cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tại bất cứ thời điểm nào.

Khả năng thanh toán nhanh = Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cần tránh rủi ro trong đầu tư bằng việc lựa chọn danh mục đầu tư theo quy định hiện hành của Pháp luật và đa dạng hóa danh mục đầu tư hay đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau, dựa trên nguyên tắc an toàn, sinh lời, có tính thanh khoản và đạt hiệu quả kinh tế cao.

1.3.1.2. Hiệu quả xã hội

Khác với hiệu quả Kinh tế - tài chính của hoạt động đầu tư trong Công ty bảo hiểm, hiệu quả xã hội không thuần túy là đánh giá về lợi nhuận thu được, mà là đánh giá hoạt động đầu tư của Công ty bảo hiểm đã đem lại lợi ích gì cho xã hội. Chẳng hạn, hoạt động đầu tư vào dự án xây nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp.

Để đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư của Công ty bảo hiểm phải xác định mục tiêu của đầu tư, ảnh hưởng của việc đầu tư đến sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác. Ngoài ra, có thể đánh giá thông qua mức thu nhập, tăng năng suất lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, mức giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường xã hội.

Trên góc độ cả nền kinh tế, thị trường bảo hiểm đã kích thích các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đầu tư trở lại cho nền kinh tế nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2011, thị trường bảo hiểm tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP khoảng 2,3%. Ngành bảo hiểm cũng đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 12.000 tỷ đồng so với năm 2007. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội. Như vậy hiệu quả hoạt động đầu tư mang lại không chỉ là hiệu quả kinh tế - tài chính mà còn là hiệu quả xã hội.

Hiệu quả hoạt động đầu tư trong các doanh nghiệp bảo hiểm xét trên phương diện hiệu quả xã hội được thể hiện như sau:

- Đối với cán bộ nhân viên trong Công ty bảo hiểm: Hoạt động đầu tư có hiệu quả, thể hiện ở mức sinh lời, lợi nhuận cao cũng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tăng nguồn thu nhập của cán bộ nhân viên Công ty.

- Hoạt động đầu tư có hiệu quả tạo tiền đề cho việc Công ty bảo hiểm mở rộng kinh doanh bảo hiểm trên cơ sở giảm phí bảo hiểm, thu hút được nhiều khách hàng mua bảo hiểm hơn và mở rộng quy mô hoạt động đầu tư để thu được lợi nhuận cao hơn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, Công ty bảo hiểm cần thu hút thêm nguồn nhân lực, tức là góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội.

- Bằng việc đầu tư trở lại cho nền kinh tế, đóng góp vào GDP, các doanh nghiệp bảo hiểm góp phần đầu tư hạ tầng cho xã hội, như đầu tư vào bệnh viện, trường học, công trình công cộng… tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư.

Tóm lại, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư tại các Công ty bảo hiểm phải đánh giá trên cả hai phương diện là hiệu quả kinh tế - tài chính và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế - tài chính do hoạt động đầu tư mang lại được đánh giá và đo lường bằng hệ thống các chỉ tiêu cụ thể phản ánh về quy mô, cơ cấu và khả năng sinh lời, trong khi đó hiệu quả xã hội của hoạt động đầu tư được đánh giá dựa trên những đóng góp cho xã hội như góp phần an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho dân cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)