Kinh nghiệm hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiể mở một số nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 45 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Kinh nghiệm hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiể mở một số nước

nước và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại các DNBH

a. Những hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm tại một số nước trên thế giới

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã đi trước Việt Nam về nhiều mặt như tính chuyên nghiệp, quy mô cũng như được sự quan tâm, chú trọng hơn. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm tại một số nước phát triển có xu hướng như sau:

Về cơ cấu danh mụcđầu tư:

Ở các nước phát triển, hình thức đầu tư thông qua việc gửi tiền chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư, bởi hiệu quả không cao. Nó chỉ là hình thức giữ tiền tạm thời của các nhà bảo hiểm trong lúc tìm các hình thức đầu tư hiệu quả khác. Như ở Mỹ, tỷ trọng khoản mục này trong tổng vốn đầu tư của các Công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ là 5,7%, còn ở Canađa là gần 8%.

Ở các thị trường bảo hiểm phát triển, thông thường trái phiếu Công ty là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của một Công ty bảo

hiểm nhân thọ (khoảng trên 40%). Trái phiếu Chính phủ được coi là không có rủi ro về tín dụng, vì vậy có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu Công ty và cũng ít hấp dẫn hơn so với trái phiếu Công ty. Trái phiếu Chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong danh mục đầu tư của một doanh nghiệp bảo hiểm. Trong lĩnh vực đầu tư vào cổ phiếu, ở các nước phát triển, cổ phiếu là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Về các sản phẩm đầu tư:

Ở các nước phát triển, các sản phẩm đầu tư rất phong phú, đa dạng. Chẳng hạn hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gắn với đầu tư. Đây là loại sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới, rất phổ biến và hấp dẫn người tham gia bảo hiểm ở các thị trường bảo hiểm phát triển. Đối với sản phẩm bảo hiểm loại này, rủi ro đầu tư được chuyển từ Công ty bảo hiểm nhân thọ sang người tham gia bảo hiểm hay nói cách khác, người tham gia bảo hiểm có quyền quyết định số phí bảo hiểm họ đóng sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực nào.

Ở các nước tiên tiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể tham gia hoạt động cho vay cầm cố, thế chấp để tài trợ cho việc mua bất động sản.

b. Những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

Những thành tựu và kinh nghiệm từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở một số nước là bài học hữu ích để Việt Nam học tập và phát huy theo điều kiện thực tế của các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ta.

Thứ nhất, kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở các nước trên thế giới mà chúng ta có thể học tập là cơ cấu danh mục đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Ở Việt Nam, hiện nay tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và tiền gửi thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu tư vào trái phiếu Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, sau đó mới đến đầu tư vào cổ phiếu và các lĩnh vực khách như cho vay, bất động sản. Do danh mục đầu tư của các Công ty bảo hiểm Việt Nam không đa dạng, chủ yếu thiên về các loại tài sản có thu nhập ổn định, ít rủi ro hơn nên hiệu quả đầu tư hay tỷ suất sinh lời của hoạt động đầu tư cũng thấp hơn so với các nước tiên tiến trên thế giới.

Bài học kinh nghiệm từ các thị trường bảo hiểm phát triển trên thế giới về một danh mục đầu tư hiệu quả và an toàn là trái phiếu Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ hai là đến cổ phiếu, thứ ba là đến Trái phiếu Chính phủ và tiền gửi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh mục đầu tư vì hình thức này có tỷ suất sinh lời thấp. Hơn nữa danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở các nước tiên tiến cũng rất đa dạng, phong phú, với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.

Thứ hai, ngoài kinh nghiệm về việc cơ cấu danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở các nước tiên tiến, doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam cũng có thể học tập các nước phát triển về đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư, như loại hình đầu tư gắn liền với bảo hiểm. Chẳng hạn hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gắn với đầu tư.

Hiện nay ở Việt Nam mới phổ biến việc cho vay cầm cố các giấy tờ có giá hay mua bán lại các giấy tờ có giá (Repo). Các Công ty bảo hiểm ở Việt Nam có thể học tập áp dụng hình thức đầu tư cho vay cầm cố, thế chấp để tài trợ cho việc mua bất động sản như các nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng.

Việc đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm đầu tư sẽ tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư linh hoạt và chủ động hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro hơn.

Như vậy, việc nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ở các nước phát triển có một ý nghĩa thiết thực, giúp các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tiếp cận với các phương thức đầu tư mới, thu hút khách hàng, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư và đảm bảo an toàn tài chính.

c. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại các doanh nghiệp bảo hiểm

- Đối với DNBH

Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu các rủi ro, thiệt hại là rất cần thiết. Do vậy, việc các doanh nghiệp khơi thông các nguồn vốn nhàn rỗi của mình thông qua các hoạt động đầu tư sẽ mang lại các nguồn lợi chính đáng. Góp phần nâng cao tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp, bù đắp những tổn thất từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường đối với các tổn thất xảy ra. Qua đó, tạo thêm niềm tin của công chúng đối với hoạt động bảo

hiểm, làm đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng tăng. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư là một trong những định hướng chiến lược cơ bản, quan trọng nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm.

- Đối với người tham gia bảo hiểm

Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thiết kế sản phẩm luôn đi kèm với nhau và có tác động nhân quả. Do vậy, người tham gia bảo hiểm có thể được hưởng các dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp hơn. Đồng thời, điều đó cung góp phần đề phòng, hạn chế và khắc phục hậu quả những tổn thất về con người, tài sản và trách nhiệm cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần đảm bảo ổn định thu nhập, cuộc sống, sản xuất kinh doanh… cho các đối tượng tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất.

- Đối với nền kinh tế

Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi trong các doanh nghiệp bảo hiểm tức là góp phần tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Tích tụ và tập trung các nguồn vốn nhỏ bé trong nền kinh tế thông qua phí bảo hiểm thu được tạo thành một nguồn vốn lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế - điều này phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi hợp pháp tham gia đầu tư sinh lời trên thị trường tài chính trong nước. Mặt khác nó cung đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư hiện nay vào các công trình, dự án… đang cần vốn, nhất là các nguồn vốn huy động từ trong nước.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học

2.1.1. Khái niệm

Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?

Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.

Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phương pháp là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà cũng là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học.Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bớ quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tượng chúng ta cảm nhận được để tìm ra các quy luật của các hiện tượng đó. Nhưng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng, vì vậy để nhận ra được bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tượng và nhận ra được quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phương pháp nghiên cứu khoa học. Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.

Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một

phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.

Trên đây là những khái niệm về phương pháp nghiên cứu khoa học. Để có được sự hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phương pháp nghiên cứu khoa học chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học.

2.1.2. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tượng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là: chủ thể và đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và như vậy phương pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phương pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức được các quy luật vận động của đối tượng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tượng.

Phương pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tượng, phương pháp gắn chặt với đối tượng, và như vậy phương pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tượng chỉ dẫn cách chọn phương pháp làm việc, Trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chưa phải là phương pháp, nhưng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phương pháp. Ý thức về sự sáng tạo của con người phải tiếp cận được các quy luật khách quan của thế giới.

Phương pháp có tính mục đích vì hoạt động của con người đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và ngược lại nếu lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn, và đôi khi vượt qua cả yêu cầu mà mục đích đó dự kiến ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phương pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phương pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phương pháp đặc trưng.

Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không logic tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.

Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp, nhiều khi cũng cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.

2.1.3 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học phương pháp và phương pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất. Phương pháp luậnlà hệ thống các nguyên lý, quan điểm(trước hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp. Nói cách khác thì phương pháp luận

chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đó đặt ra.

Các quan điểm phương pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thường mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học( như thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.

Phương pháp luận được chia thành phƣơng pháp bộ môn - lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phƣơng pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.

Những phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học( toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học v.v…). Do vậy những phương pháp riêng này sẽ được làm sáng tỏ khi nghiên cứu những môn học tương ứng.

Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.

2.1.4. Phân loại phương pháp

Căn cứ vào mức độ cụ thể của phương pháp, các phương pháp nghiên cứu chung trước hết được phân chia thành hai loại: Các phương pháp tổng quátcác phương pháp nghiên cứu cụ thể.

Có nhiều phương pháp nghiên cứu tổng quát ( khái quát, trừu tượng) khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm của quá trình tư duy, phương pháp tổng quát được chia thành các phương pháp như : phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, logic-lịch sử, hệ thống-cấu trúc…

Nếu căn cứ vào cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, sự khác nhau của những lao

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 45 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)