Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 88 - 109)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Những hạn chế

3.3.2.1. Những tồn tại trong công tác huy động nguồn vốn

- Quản lý dòng tiền

Hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không phải xét trên hai góc độ: hiệu qủa đầu tư và nguồn vốn cung cấp cho việc đầu tư đó. ở các phần trước ta đã trình bày và đưa ra các chỉ tiêu phân tích về hiệu qủa hoạt động đầu tư (đưa vốn và tiền vào để đầu tư), ở đây ta chỉ xem xét đến góc độ huy động vốn cho công tác thực hiện đầu tư của BHBV.

Thực tế, mặc dù BHBV luôn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, có doanh thu phí bảo hiểm gốc cao nhất tuy nhiên cũng giống như tình trạng chung của

các DNBH tại Việt Nam đó là tình trạng về công nợ tạm ứng, công nợ phí còn kéo dài và dây dưa qua các năm điều đó dẫn đến việc nguồn vốn thực huy động được không nhiều cụ thể: qua Bảng 3.2ta thấy năm 2011:

- Chỉ tiêu phải thu/tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là: 1.910 tỷ đồng/3.560 tỷ đồng = 53,6%;

- Chỉ tiêu phải thu/doanh thu là: 1.910/5.812 = 32,8%

Chỉ tiêu này đang tăng dần điều đó làm cho lượng vốn giành cho đầu tư chưa tương xứng với lượng doanh thu phí bảo hiểm gốc qua đó gián tiếp làm ảnh hưởng tới doanh thu, hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV.

Mặt khác, một nguyên nhân nữa làm cho công tác huy động vốn không hiệu quả là công tác quản lý dòng tiền kém. Do BHBV có 67 chi nhánh và hơn 400 văn phòng đại diện nằm rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại các chi nhánh này đều mở 1 hoặc nhiều tài khoản ngân hàng, do vậy số dư trên các tài khoản có thể không nhiều nhưng tổng cộng lại là một con số khổng lồ. Trong thực tế, số dư vốn bằng tiền bình quân trên toàn hệ thống thường xuyên dao động trong khoảng 90 tỷ đến 120 tỷ đồng. Nếu tổ chức tốt dòng tiền trong toàn hệ thống có thể tạo ra nguồn vốn đầu tư có kỳ hạn bình quân khoảng 150 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn đầu tư này sẽ góp phần đáng kể vào hoạt động của các đơn vị nói riêng và toàn BHBV nói chung.

Bảng 3.15: Tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ tài sản của BHBV

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Nội dung / Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh thu đầu tƣ 184 306 296 415 493

Chi phí đầu tƣ 39 142 50 183 179

Lợi nhuận đầu tƣ 145 164 246 232 314

Vốn đầu tƣ 1.619 2.242 2.500 3.456 3.360

Tổng tài sản 3.610 4.062 4.636 5.720 6.255

Doanh thu/chi phí đầu tƣ (lần) 4,73 2,16 5,89 2,27 2,76

Tỷ suất LN đầu tƣ/Tài sản (%) 4,03% 4,05% 5,30% 4,06% 5,02%

(Nguồn: Báo cáo về hoạt động đầu tư của BHBV các năm 2007-2011)

+ Tỷ lệ Doanh thu/Chi phí đầu tư giảm dần từ 4.73 lần xuống còn 2.76 do chi phí giành cho đầu tư qua các năm cũng tăng lên nhanh chóng cụ thể: từ 39 tỷ đồng năm 2007 lên tới 179 tỷ đồng năm 2011 tăng 5 lần.

+ Tỷ lệ Lợi nhuận đầu tư/Tài sản không tăng lên nhiều qua các năm chứng tỏ lợi nhuận đầu tư tăng lên chưa tương ứng với mức tăng của tổng tài sản do nguồn vốn sử dụng cho đầu tư tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản.

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận tại doanh nghiệp Bảo Hiểm

(Đơn vị tính: Tỷ đồng) Doanh nghiệp Tổng Tài sản Tổng doanh thu Tài sản đầu tƣ Lợi nhuận HĐ ĐT Tỷ lệ LN HĐ ĐT/ Tổng TS Tỷ lệ LN HĐ ĐT/ Tổng DT Tỷ lệ LN HĐ ĐT/ Tài sản ĐT Bảo Minh 4.123 3.648 1928 160 0,04 0,04 0,08 Pjico 1.993 2.687 962 121 0,06 0,05 0,13 PVI 5.724 4.088 4.590 213 0,04 0,05 0,05 BHBV 6.255 5.812 3.360 314 0,05 0,05 0,09

(Nguồn: Báo cáo về kết quả kinh doanh năm 2011 của các DNBH).

So sánh về hiệu quả hoạt động đầu tư của BHBV và các DNBH khác ta có thể thấy tuy BHBV là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, doanh thu lớn nhất nhưng hiệu quả hoạt động đầu tư còn thấp hơn so với Pjico, cụ thể ở chỉ tiêu Tỷ lệ Lợi nhuận đầu tư/Tổng Tài sản (0,05 so với 0,06) và Lợi nhuận đầu tư/Tài sản đầu tư (0,09 so với 0,13).

- Các hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả đầu tư. + Tổ chức nghiên cứu thị trường

Tại BHBV việc nghiên cứu thị trường và lựa chọn lĩnh vực đầu tư gần như không có một phòng ban chức năng nào thực hiện, hiện nay công việc này được thực hiện qua phòng tài chính kế toán BHBV, điều đó dẫn đến việc BHBV ít tiến hành công việc nghiên cứu nhu cầu thì trường vốn, thị trường tiền tệ một cách cụ thể, chi tiết, tìm ra những kênh mới, dự án mới mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn.

+ Giám sát tình hình đầu tư

Chưa có phòng hoặc bộ phận chức năng chuyên trách thực hiện việc giám sát công tác đầu tư, thực tế phòng tài chính kế toán vừa thực hiện công tác đầu tư và giám sát, việc giám sát vẫn còn khá đơn giản. Do vậy, hiện nay BHBV cũng chưa xây dựng được quy trình lập báo cáo, kiểm tra kiểm soát quản lý và đánh giá rủi ro trong hoạt động đầu tư điều đó dẫn đến có thể có những rủi ro xảy ra với hiệu quả cuối cùng của hoạt động đầu tư.

3.3.1.2. Nguyên nhân

Các hạn chế trên đây là xuất phát từ các nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Cụ thể như sau:

- Nguyên nhân từ doanh nghiệp

+ Quy định và phân cấp nội bộ: Hiện nay mặc dù BHBV đã hoạt động theo mô hình mới được 6 năm, nhưng do nhiều nguyên nhân mà cho tới thời điểm hiện tại Quy chế quản lý tài chính vẫn chưa được ban hành (điều lệ của BHBV chỉ phân cấp đến Hội đồng thành viên), vì vậy nó cũng làm mất tính chủ động, linh hoạt của Ban giám đốc điều hành trong hoạt động kinh doanh nói chung và công tác đầu tư nói riêng.

+ Về hoạt động khai thác bảo hiểm gốc: Nhiều mảng thị trường tiềm năng nhưng chưa được quan tâm khai thác. ví dụ như: bảo hiểm nông nghiệp, y tế mức cao, hay bảo hiểm ở khu vực nông thôn, miền núi ... nhiều nghiệp vụ bảo hiểm chưa khai thác hết tiềm năng như nghiệp vụ bảo hiểm hàng xuất khẩu, nhập khẩu, bảo hiểm xây lắp, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm kỹ thuật cao ... dẫn đến lượng vốn huy động được và lượng vốn giành cho hoạt động đầu tư còn thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động đầu tư chưa cao

+ Một lượng vốn lớn không được sử dụng để đầu tư, do:

* Một lượng vốn lớn đang phân tán tại các công ty thành viên, không được tập trung lên để đầu tư.

* Tình trạng nợ phí bảo hiểm gốc còn diễn ra khá phổ biến dẫn đến một lượng vốn lớn của BHBV bị chiếm dụng.

Điều này gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực đầu tư ảnh hưởng tới doanh thu, hiệu quả hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả chung của doanh nghiệp.

+ Về tổ chức hoạt động đầu tư: việc BHBV chưa có phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nên hoạt động còn chưa mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu.

* Chưa có sự chủ động tìm kiếm dự án đầu tư hiệu quả. Chủ yếu còn tâm lý ngồi chờ các đối tác đến chào mời tham gia đầu tư mới tiến hành thẩm định,

* Với quan điểm đầu tư đặt mục tiêu an toàn lên trên hết, BHBV được tập trung vào các khoản tiền gửi, mua trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ có độ an toàn rất cao và có tính thanh khoản cao nhưng lại có tỷ suất lợi nhuận không cao như các hình thức khác.

* Hình thức đầu tư bất động sản chưa được quan tâm.

+ Tại BHBV việc nghiên cứu và lựa chọn lĩnh vực đầu tư gần như chưa được thực hiện, lực lượng mỏng và không chuyên trách khiến cho BHBV không thể tiến hành công việc nghiên cứu nhu cầu thì trường vốn, thị trường tiền tệ một cách cụ thể, chi tiết, tìm ra những kênh mới, dự án mới mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn.

- Nguyên nhân bên ngoài doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng cần kể đến những nguyên nhân khách quan đã tác động đến kết quả hoạt động đầu tư của BHBV đó là:

+ Cuộc khủng khoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là đối với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà không riêng chỉ xuất khẩu bị ảnh hưởng, nguồn vốn ODA và FDI vào Việt Nam đang xu hướng giảm cũng làm cho tăng trưởng kinh tế bị chậm lại. Nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh có tỷ trọng tham gia bảo hiểm thấp vì vậy ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn giành cho hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư.

+ Thị trường bất động sản chưa phát triển.

Các sàn giao dịch bất động sản còn ít, thị trường ngầm tồn tại và hoạt động rất mạnh, trong đó thông tin sai lệch thao túng thị trường,thị trường không ổn định và do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thị trường bất động sản đã bị sụt giảm mạnh và đóng băng.

+ Thị trường chứng khoán được hình thành được chín năm, đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn vấn đề, chỉ số VNIDEX hiện nay vẫn chưa được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế. Nguyên nhân số công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán vẫn còn ít về số lượng và giá trị, chưa đại diện cho nền kinh tế.

* Số nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, vì vậy tính đầu tư theo phong trào còn khá nặng.

Thị trường trái phiếu Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. không có nhà tạo lập thị trường, vai trò nhà bảo lãnh không rõ nét, tính thanh khoản của trái phiếu thấp..

Trước những tồn tại nêu trên việc khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với BHBV.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ CỦA BẢO HIỂM BẢO VIỆT

4.1. Mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Bảo Việt và Bảo Hiểm Bảo Việt đến năm 2015

Ngày 4/10/2007, Bảo Việt chính thức tổ chức Đại hội cổ đông thành lập đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp nhà nước sang loại hình doanh nghiệp cổ phần đa sở hữu trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

Định hướng chiến lược phát triển của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt giai đoạn đến 2015 được xác định gồm:

Một là, Phát triển thành Tập đoàn Tài chính Bảo Việt có trình độ và sức mạnh cạnh tranh với quốc tế, đứng hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và đầu tư tài chính tại Việt Nam và có uy tín trong khu vực; kinh doanh trong các lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm PNT, đầu tư tài chính, chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác, trong đó lấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm làm nòng cốt.

Hai là, Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và các dịch vụ phụ trợ tiện ích cho khách hàng.

Ba là, Trở thành một tổ chức giữ vững và đề cao được Uy tín và Danh tiếng, chiếm được Lòng tin của khách hàng, các đối tác và các thành viên thuộc Bảo Việt.

Bốn là, Liên tục phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững.

Năm là, Tổ chức quản lý và hoạt động một cách hiệu quả Tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con, phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp cổ phần, thu hút vốn của công chúng để phục vụ mở rộng và phát triển kinh doanh.

Sáu là, Nâng cao trình độ quản lý và chất lượng phục vụ khách hàng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của Tập đoàn, từ việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ tới việc tư vấn cho khách hàng các giải pháp tối ưu hoặc xây dựng các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, cùng phát triển với khách hàng, với các đối tác trong nước và khu vực.

Bảy là, Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, các DNBH thành viên của Bảo Việt phải giữ vững vị trí - là một trong 3 DNBH PNT, bảo hiểm nhân thọ đứng đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm, có sản phẩm dịch vụ đa dạng theo những chuẩn mùc quốc tế, có uy tín là một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh hàng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Tám là, Các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ tài chính của Bảo Việt phải tạo ra được nền tảng cho các dịch vụ liên kết, làm tăng sức cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh chính là bảo hiểm; đầu tư tài chính an toàn, hiệu quả, có tính thanh khoản đảm bảo để các khách hàng bảo hiểm đến với Bảo Việt không chỉ có được dịch vụ bảo hiểm chất lượng tốt mà còn có các tiện ích thiết thực về dịch vụ tài chính như chuyển tiền, thanh toán, vay - trả, uỷ thác đầu tư, mua - bán chứng khoán với chất lượng ngang tầm quốc tế, xây dựng Bảo Việt gắn với hình ảnh của các “siêu thị tài chính” phục vụ trực tuyến (online).

Từ các định hướng chiến lược phát triển nêu trên, mục tiêu của Tập đoàn Bảo Việt trong giai đoạn 2010-2015 được phác thảo như sau:

- Tăng trưởng tổng doanh thu 12 - 15%/năm. - Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 20-21%/năm.

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đến năm 2015: 19-21%. Phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn Tập đoàn mục tiêu tổng quát phát triển BHBV ở tầm nhìn đến năm 2015:

“là trở thành công ty số 1 tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp đối phó với rủi ro mà con người luôn phải đối mặt trong cuộc sống, cung cấp cho khách hàng sự trợ giúp kịp thời và sự đảm bảo về tài chính khi rủi ro xảy ra nhờ đó đem lại sự an tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng”.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, một số chỉ tiêu phát triển cụ thể được đặt ra là:

- Tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm gốc bình quân là 15%/năm, duy trì thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2015 là 30%.

Những định hướng phát triển chung để thực hiện các mục tiêu đề ra là:

+ Nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý và chất lượng dịch vụ của BHBV trước hết là tại các địa bàn trọng điểm. Định vị vị trí số 1 tại tất cả các địa bàn trọng điểm, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Có bộ phận quản trị chất lượng đủ mạnh để đánh giá, triển khai ISO, quản lý quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ của BHBV.

+ Xây dựng thương hiệu kịp thời và đủ mạnh để định vị thương hiệu BHBV đối với các nghiệp vụ trọng điểm như bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, đồng thời vẫn phải giữ vững vị trí các nghiệp vụ khác như bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm hàng hóa, cháy kỹ thuật .... Có bộ phận chuyên nghiệp, mạnh về marketing, nghiên cứu thị trường, quản trị thương hiệu.

+ Nhanh chóng thay đổi và hiện đại hóa hoạt động quản trị nhân lực, cơ chế và phương pháp trả lương. Mục tiêu là giữ được đội ngũ cán bộ có chuyên môn giái, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trên thị trường, đánh giá phát hiện, đào tạo và tạo cơ hội phát triển cho các cán bộ có tiềm năng.

+ Nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính, xác định lợi nhuận từ đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Trang 88 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)