Quản lý theo dõi nợ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Bố cục của Luận văn

3.3.2.2 Quản lý theo dõi nợ

Để việc quản lý thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài, trên cơ sở các văn bản pháp qui đã được ban hành, Cục Hải quan Quảng Ninh đã tích cực triển khai, áp dụng các biện pháp xác minh thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan và lập danh sách

các doanh nghiệp nợ thuế, bỏ trốn chuyển cơ quan điều tra phối hợp xác minh. Tuy nhiên, việc thu đòi nợ đọng thuế của các doanh nghiệp giải thể, phá sản phát sinh trước khi Luật quản lý thuế có hiệu lực còn gặp nhiều khó khăn.

Nợ đọng thuế của các năm thường xuyên phát sinh tại Cục Hải quan Quảng Ninh. Số liệu nợ thuế quá hạn tại Cục Hải quan Quảng Ninh cho thấy, tổng số nợ thuế quá hạn có chiều hướng tăng mạnh, đạt cao nhất vào năm 2008 với hơn 183 tỷ đồng với chủ yếu là thuế chuyên thu. Thuế tạm thu trong 2 năm trở lại đây tăng lên nhanh chóng, với số tiền nợ thuế quá hạn là 77 tỷ đồng năm 2010.

Bảng 3.7. Tình hình nợ thuế quá hạn

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Nợ thuế chuyên thu Nợ thuế tạm thu Tổng số

2005 51,99 4,02 56,01 2006 37,66 2,88 40,55 2007 39,93 5,86 45,79 2008 180,98 2,85 183,83 2009 53,87 2,94 56,81 2010 78,86 77,01 155,87 2011 112,16 41,87 154,03

Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Việc gia tăng nợ thuế quá hạn có phần do việc triển khai tuần tự các biện pháp cưỡng chế thuế theo Luật quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn, không hiệu quả đối với việc thu nợ thuế quá hạn.

3.3.2.2.1. Biện pháp đốc thu thuế

- Hàng ngày cán bộ theo dõi nợ thuế kiểm tra trên chương trình quản lý nợ thuế, trường hợp đã đến hạn nộp thuế nhưng DN chưa nộp thì tiến hành gọi điện thoại nhắc nhở, lập giấy mời giám đốc DN đến để làm việc về số thuế DN chưa nộp. Đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng quá thời hạn DN chưa có sản phẩm xuất khẩu thì tiến hành yêu cầu doanh

nghiệp nộp số thuế nguyên vật liệu vào tài khoản tạm thu của Hải quan mở tại Kho bạc, nếu DN không thực hiện Doanh nghiệp sẽ không được hưởng ân hạn thuế cho các lô hàng tiếp theo.

- Năm ngày trước thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo qui định (90 ngày kể từ ngày quá hạn nộp thuế) cơ quan Hải quan phải gửi thông báo đốc thu đến Doanh nghiệp, nếu quá ngày thứ 90 doanh nghiệp không làm thủ tục thanh khoản, không nộp thuế thì buộc phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

- Hàng tháng, Cục Hải quan Quảng Ninh đều tổ chức cuộc họp chuyên đề để thực hiện thống nhất công tác thu thuế và chỉ đạo thực hiện công tác thu hồi nợ đọng trong toàn Cục. Phân tích, theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nợ đọng, chủ động mọi biện pháp để xử lý và thu hồi nợ đọng, trao đổi và học tập Hải quan các tỉnh, thành phố về các biện pháp thu hồi nợ đọng.

- Thực hiện kiên quyết các biện pháp theo qui định đối với các Doanh nghiệp có nợ đọng như: cưỡng chế thuế, trích số dư tài khoản của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng…

- Danh sách các doanh nghiệp nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế quá hạn, chây ỳ sẽ được đăng tải trên website của Cục Hải quan Quảng Ninh và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Phối hợp tốt với Cục thuế Tỉnh, Công an, Kho bạc Nhà nước…để thu hồi nợ.

- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài để đăng tải thông tin các Doanh nghiệp nợ chây ỳ để tạo thêm áp lực.

3.3.2.2.2. Biện pháp đôn đốc thanh khoản thuế

Công tác thanh khoản thuế chủ yếu áp dụng cho loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Quá thời hạn 275 ngày, Doanh nghiệp đã nộp thuế tạm thu nhưng chưa làm thủ tục thanh khoản có thể do một trong những nguyên nhân sau: đang trong quá trình sản xuất sản phẩm, nguyên vật liệu đã sử dụng vào mục đích khác không đưa vào sản xuất, chưa tìm được thị trường xuất khẩu sản phẩm, giá trị thuế sẽ được hoàn trả nhỏ nên không lập hồ sơ thanh

khoản,… do vậy để hạn chế việc cơ quan Hải quan phải theo dõi thuế tạm thu đã nộp kéo dài, Cục Hải quan Quảng Ninh có những biện pháp đôn đốc thích hợp:

- Trên cơ sở báo cáo quyết toán thuế hàng tháng, cơ quan Hải quan thông báo mời các Doanh nghiệp có liên quan đến đối chiếu số dư trên tài khoản tiền thuế tạm thu (số phải hoàn, số đã hoàn, số đã theo dõi) và nhắc nhở Doanh nghiệp tiến hành thanh khoản số thuế tạm nộp này. Nếu Doanh nghiệp vẫn không thanh khoản thì sẽ yêu cầu Doanh nghiệp giải trình việc không thanh khoản và xử lý như sau:

+ Qua giải trình nếu Doanh nghiệp đã xuất khẩu hết thì hướng dẫn Doanh nghiệp làm thủ tục hoàn thuế, xác định thời gian hoàn thuế cụ thể và làm thủ tục hoàn thuế các tờ khai này cho doanh nghiệp tại kho bạc nhà nước.

+ Nếu doanh nghiệp chưa xuất khẩu vì lí do hợp lý như: hàng là nguyên liệu tồn kho chưa đưa vào sản xuất; sản phẩm tồn kho chưa có thị trường xuất khẩu… trên cơ sở giải trình của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan có thể tiến hành kiểm kê thực tế hàng tồn kho.

Trường hợp nguyên liệu, sản phẩm không tồn kho hoặc doanh nghiệp giải trình không hợp lý, cơ quan Hải quan sẽ tính toán lại thuế chuyển nộp ngân sách và tính phạt chậm nộp từ ngày thứ 31 theo qui định và chuyển toàn bộ hồ sơ về Chi cục kiểm tra sau thông quan để kiểm tra. Trường hợp nguyên liệu, sản phẩm còn tồn kho thì tiếp tục theo dõi và xử lý thuế trong đợt rà soát lần sau.

+ Đối với số tiền thuế nhỏ, lẻ Doanh nghiệp không làm thủ tục hoàn thuế: cơ quan Hải quan cùng với Doanh nghiệp xác định nội dung Doanh nghiệp không xin hoàn thuế, đề xuất tất toán các khoản nợ này không theo dõi nữa.

- Định kỳ cuối năm, Cục Hải quan Quảng Ninh tiến hành rà soát lại số tiền thuế tạm thu, nếu số tiền thuế tạm thu đã nộp quá 135 ngày kể từ ngày doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu đến ngày rà soát nhưng doanh nghiệp không đến thanh khoản, thì sẽ làm thủ tục chuyển tiền thuế vào ngân sách. Khi doanh nghiệp làm thủ tục thanh khoản thì sẽ được hoàn từ ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)