Công tác kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 52 - 55)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Bố cục của Luận văn

3.4.2. Công tác kiểm tra sau thông quan

Công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là một lĩnh vực khá mới mẻ và là nhiệm vụ rất mới của ngành Hải quan cũng như của Cục Hải quan Quảng Ninh. Đứng trước yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm thông quan hàng hóa nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm thu đúng, thu đủ chống thất thu cho Ngân sách nhà nước nên Cục Hải quan Quảng Ninh chủ động triển khai và triển khai thành công một số vấn đề sau:

- Thành lập Chi cục kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan Quảng Ninh, lựa chọn cán bộ công chức có năng lực để công tác KTSTQ dần đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao.

- Tiến hành phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí quản lý rủi ro, kiểm tra tính tuân thủ của doanh nghiệp và theo dấu hiệu vi phạm, nâng cao chất lượng hiệu quả kiểm tra sau thông quan.

- Triển khai thành công các qui trình nghiệp vụ như qui trình phúc tập hồ sơ và quy trình KTSTQ.

Đặc biệt, năm 2011 được Tổng cục Hải quan xác định là “Năm kiểm tra sau thông quan”. Do vậy, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hoàn thành vượt các chỉ tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào hoạt động kiểm tra sau thông quan của toàn ngành. Với lực lượng chuyên trách là Chi cục Kiểm tra sau thông quan, công tác kiểm tra sau thông quan đã được triển khai một cách đồng bộ: tập trung thực hiện tốt công tác phân loại, lập danh

sách các doanh nghiệp trọng điểm để xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về đầu tư, doanh nghiệp có kim ngạch XNK lớn, doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu những mặt hàng có trị giá lớn, thuế suất cao… ; thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh và Quy chế phối hợp với cơ quan thuế, Kho bạc nhà nước... đồng thời tổ chức các cuộc kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan và trụ sở doanh nghiệp theo đúng kế hoạch đã đề ra qua đó đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý các sai sót, vi phạm.

Kể từ khi hình thành mô hình kiểm tra sau thông quan (2006), với sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng KTSTQ, hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã đạt được một số kết quả. Số lượng các doanh nghiệp được KTSTQ từ năm 2006-2011 tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh có xu hướng tăng dần, được thể hiện cụ thể tại bảng sau:

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp số lƣợng doanh nghiệp đƣợc KTSTQ

Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số doanh nghiệp được kiểm tra 23 47 55 57 61 125

So với năm trước (tăng/giảm) 24 8 2 4 64

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 104.35 17.02 3.63 7.02 104.92

(Nguồn: Số liệu xuất nhập khẩu - Cục Hải quan Quảng Ninh)

Qua phân tích số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp được KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 - 2011 cho thấy: Số lượng các cuộc KTSTQ tăng lên qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước, thể hiện sự nỗ lực cố gắng của lực lượng KTSTQ. Năm 2006 là năm đầu tiên hình thành mô hình Chi cục KTSTQ, cùng với các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chi cục KTSTQ, các quy trình nghiệp vụ mới cũng được ban hành và triển khai. Hoạt

động KTSTQ đang từng bước được cụ thể hoá từ quy trình đến thực tiễn, vì vậy số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong năm 2006 rất khiên tốn là 23 doanh nghiệp. Từ năm 2007-2010, cùng chung với hoạt động toàn ngành, hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh tương đối ổn định với số lượng doanh nghiệp được kiểm tra trong các năm có sự gia tăng nhưng không có chênh lệch lớn (năm 2007: 47 doanh nghiệp; năm 2008: 55 doanh nghiệp; năm 2009: 57 doanh nghiệp; năm 2010: 61 doanh nghiệp). Trong giai đoạn này, ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh nói riêng đang từng bước đào tạo, hoàn thiện kỹ năng và phương pháp trong hoạt động KTSTQ. Trong năm “Kiểm tra sau thông quan”, Chi cục Kiểm tra sau thông quan đã tiến hành kiểm tra 125 doanh nghiệp đạt 104% kế hoạch, bằng 204% so với năm 2010 (trong đó kiểm tra tại trụ sở Hải quan 113 doanh nghiệp, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 12 doanh nghiệp); phúc tập 43.558 bộ hồ sơ (trong đó có 29.065 hồ sơ điện tử).

Số thu từ hoạt động KTSTQ cho thấy ngoài các yếu tố về kỹ năng kiểm tra thì cách thức lựa chọn doanh nghiệp và phương pháp tiến hành KTSTQ có ảnh hưởng quyết định đến kết quả truy thu thuế.

Bảng 3.9. Số thu từ kết quả KTSTQ

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số tiền truy thu (tỷ đồng)

7,12 3,03 1,13 52,99 10,73 67,70

So với năm trước

(tăng/giảm) -4.09 -1.9 51.86 -42.26 56.97

Tỷ lệ tăng, giảm (%) 57.48 62.57 4,680.07 79.74 630.73

(Nguồn: Số liệu xuất nhập khẩu - Cục Hải quan Quảng Ninh)

Năm 2006, số tiền truy thu khoảng 7,12 tỷ đồng chủ yếu từ kết quả kiểm tra mặt hàng xăng dầu nhập khẩu qua cảng biển của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Năm 2007 và 2008 số truy thu đạt thấp (3,03 tỷ đồng và 1,13 tỷ đồng) là do đối tượng KTSTQ tập trung vào các doanh nghiệp có hoạt động XNK qua

các cửa khẩu đường bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, các lô hàng XNK có kim ngạch XNK nhỏ. Mặc dù số lượng tiền thuế truy thu không lớn nhưng qua hoạt động KTSTQ, đã phát hiện được nhiều sai sót, vi phạm để kịp thời đưa ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời và tăng cường công tác quản lý Hải quan.

Năm 2009, Hoạt động KTSTQ chuyển hướng kiểm tra trọng điểm từ hàng nhập khẩu sang hàng xuất khẩu là một hướng đi mới có tính đột phá về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, do hàng hoá xuất khẩu luôn được hưởng chính sách ưu tiên về chính sách thuế và thủ tục hải quan. Riêng mặt hàng than mỏ, quặng là các mặt hàng xuất khẩu có điều kiện về nguồn gốc và phải chịu thuế xuất khẩu nhưng cũng là đối tượng được hưởng sự ưu tiên phân luồng làm thủ tục hải quan, phần lớn các lô hàng này đều thuộc luồng xanh, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Nhờ việc kiểm tra sau thông quan, số truy thu qua hoạt động KTSTQ đạt 52,9 tỷ đồng cao nhất trong toàn lực lượng KTSTQ ngành Hải quan. Số truy thu đạt được chủ yếu là kết quả KTSTQ đối với mặt hàng than mỏ xuất khẩu của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

Năm 2010 là năm tiếp theo thực hiện chuyên đề KTSTQ mặt hàng than mỏ của các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, số truy thu đạt 10,7 tỷ đồng. Năm 2011, lực lượng KTSTQ Cục Hải quan Quảng Ninh tập chung kiểm tra theo các chuyên đề chuyên sâu theo từng lĩnh vực và đã đạt được thành tích xuất sắc, ban hành 17 quyết định ấn định thuế truy thu, 21 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền trên 67,7 tỷ đồng, bằng 630% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)