Phân tích SWOT về tình hình XNK tại Cục Hải quan Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 59 - 62)

L ỜI CAM ĐOAN

5. Bố cục của Luận văn

3.4.5. Phân tích SWOT về tình hình XNK tại Cục Hải quan Quảng Ninh

Strengths (Điểm mạnh):

- Đội ngũ cán bộ, công chức của Cục Hải quan Quảng Ninh đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng phù hợp với yêu cầu của ngành và đặc biệt có 13 người trình độ sau đại học trên tổng số 532 người (chiếm tỉ lệ là 2,5 %) , trình độ đại học là 413 người/532 người (chiếm tỉ lệ 78%)...Do vậy rất dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, kỹ năng, nghiệp vụ mới, không ngại khó và thường xuyên có những cải tiến trong công việc.

-Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, Quảng ninh được xác định là một điểm của vành đai kinh tế Vinh Bắc Bộ. Với lợi thế của các cảng biển: cảng Hòn Gai, cảng Cẩm Phả, cảng Container quốc tế Cái Lân, cảng xăng dầu B12 (là cảng chuyên dụng nhập khẩu xăng dầu cho toàn miền Bắc của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam). - 03 (ba) cặp cửa khẩu đường bộ liên thông với với Trung Quốc,

Wecknesses (Điểm yếu):

- Do cơ chế chính sách thuế tự khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm và thủ tục Hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan quá thông thoáng nên doanh nghiệp lợi dụng để vận chuyển hàng cấm, khai báo sai để gian lận thuế, chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro trong công tác quản lý của cơ quan hải quan.

- Một bộ phận CBCC trong khi thi hành công vụ chưa nhạy bén, thiếu kinh nhiệm, chưa phát hiện kịp thời các gian lận thương mại nêu trên.

- Công tác Quản lý rủi ro là một lĩnh vực mới và khó, đòi hỏi cán bộ phải được đào tạo chuyên sâu, bài bản, hầu hết các cán bộ làm công tác QLRR tại đơn vị cửa khẩu phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác, nên hiệu quả áp dụng QLRR chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi chưa ổn định hay thay đổi và không được hệ thống

có tài nguyên than đá phong phú chiếm trên 90% trữ lượng than đá tại Việt Nam. - Hệ thống đường bộ thuận tiện đáp ứng cho việc giao lưu hàng hoá với Trung Quốc cũng như các tỉnh trong vùng.

hóa kịp thời gây khó khăn cho CBCC hải quan trong quá trình thực hiện, người nộp thuế bị động trong tính toán hiệu quả kinh doanh.

- Tổng cục hải quan chưa xây dựng xong hệ thống cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hoá, xác định mức thuế để tra cứu và cập nhật thông tin thống nhất trong toàn ngành. - Theo quy định thủ tục hải quan hiện hành, một công chức phải làm nhiều việc trong một khâu làm thủ tục hải quan, trong đó có công tác phân loại hàng hóa. Do đó, hầu hết các Chi cục hải quan của khẩu hiện nay không có công chức chuyên trách về công tác phân loại hàng hóa mà thường là kiêm nhiệm. Công chức chuyên trách chỉ có ở Phòng thuế XNK nhưng cũng chỉ kiêm nhiệm với số lượng rất ít.

- Công tác tự kiểm tra, phúc tập hồ sơ của các Chi cục chưa làm hết trách nhiệm, hiệu quả chưa cao, dẫn đến chưa phát hiện kịp thời các sai sót trong công tác phân loại, áp dụng mức thuế suất.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác khai báo đúng mã số thuế, mức thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu. Gian lận thương mại có xu hướng gia tăng dưới các hình thức và mức độ ngày tinh vi, phức tạp

Opportunities (Cơ hội):

- Kinh tế trong nước và thế giới đang dần ổn định.

- Các chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được minh bạch tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế.

- Các doanh nghiệp trong nước đang từng bước hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng,

Threats (nguy cơ):

- Việt Nam đã gia nhập WTO và là thành viên của các tổ chức ASEAN, ASEM, APEC, tham gia các Hiệp định song phương, đa phương, các Hiệp định thương mại hàng hoá, ưu đãi thuế quan theo lộ trình có tác động tới số thu nộp ngân sách, đó là việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan để thực hiện các hiệp định

tiếp tục tiến hành nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh.

thương mại ASEAN - Trung Quốc (theo Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ Tài chính), ASEAN - Hàn Quốc...

- Nổi bật trong năm 2011 là việc áp dụng biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi kèm theo Thông tư 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính áp dụng từ ngày 01/01/2011. Theo đó, nhóm hàng đồ điện dân dụng, hàng nội thất giảm từ 31% xuống 28 %; một số mặt hàng dân dụng thuộc chương 73 giảm từ 40% xuống 38%; nhóm hàng tạp hóa thuộc chương 82, 83 giảm từ 28% xuống 26%; mặt hàng xe ôtô tải trên 24 tấn giảm từ 10% xuống 8%; nhóm hàng thuộc chương 42 giảm từ 30% xuống 28%, một số mặt hàng gốm sứ thuộc chương 69 giảm từ 40% xuống 38%, một số mặt hàng phụ tùng ôtô thuộc chương 87 giảm từ 24% xuống 22%, một số mặt hàng thuộc chương 64, 65 giảm từ 34% xuống 28 %. Như vậy, các nhóm mặt hàng nêu trên thường xuyên làm thủ tục nhập khẩu qua các cửa khẩu tại Quảng Ninh đều giảm thuế suất thuế thuế nhập khẩu từ 2- 5%, nên ảnh hưởng trực tiếp đến số thu nộp qua địa bàn giảm .

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động từ năm 2010, trong tháng 6, tháng 7 năm 2011 Nhà máy thực hiện bảo dưỡng định kỳ và đến tháng 9/2011 sẽ trở lại hoạt động bình thường và đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến lượng xăng dầu nhập khẩu qua địa bàn có khả năng sẽ giảm và ảnh hưởng đến số thu nộp NSNN của đơn vị.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở CỤC HẢI QUAN QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ở Cục Hải quan Quảng Ninh (Trang 59 - 62)