L ỜI CAM ĐOAN
5. Bố cục của Luận văn
3.1.2.4. Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội
Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh được duy trì ở mức cao và ổn định, giai đoạn 2006-2010, GDP của tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,38, trong đó, GDP ngành dịch vụ - du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt mức cao nhất là 13,08%/năm, ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 13,02 %/ năm, ngành nông – lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất đạt 3,29 %/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 31,12 triệu đồng bằng 2,2 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực nông nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và giữ vai trò chủ đạo: năm 2010 khu vực nông nghiệp chỉ đóng góp 5,5% vào tổng GDP của tỉnh, giảm hơn 2% trong giai đoan 2006-2010. Năm 2010, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 52,44%; dịch vụ du lịch 41,06% GDP của tỉnh (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. GDP tỉnh Quảng Ninh 2006-2010 phân theo ngành
(Giá so sánh năm 1994)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 TTBQ
2006-2010
I Giá trị (tỷ đồng)
Tổng giá trị 8.347 9.488 10.721 11.853 13.314 12,38
Nông lâm nghiệp 643 683 698 723 732 3,29 Công nghiệp-XD 4.360 5.035 5.716 6.350 7.115 13,02
Dịch vụ-du lịch 3.344 3.770 4.307 4.780 5.467 13,08 GDP/ người (triệu đồng) 14,30 16,87 20,32 24,45 31,12 21,46
II Cơ cấu ngành (%) 100 100 100 100 100
Nông lâm nghiệp 7,70 7,20 6,51 6,10 5,50 Công nghiệp-XD 52,23 53,07 53,32 53,57 53,44 Dịch vụ-du lịch 40,06 39,73 40,17 40,33 41,06
4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 2006 2007 2008 2009 2010
Quảng Ninh Hà Nội Hải Phòng Cả nước
Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số tỉnh giai đoạn 2006-2010
Về thu ngân sách: Năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.286 tỷ đồng (61,6% GDP). Trước những khó khăn trong năm 2011, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 29.300 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa (phần cân đối ngân sách) đạt 14.075 tỷ đồng, tăng 35% cùng kỳ, tăng 32% dự toán (vượt thu trên 3.500 tỷ dành cho thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển); thu xuất nhập khẩu ước đạt 15.225 tỷ đồng, tăng 20% dự toán, các khoản thu được để lại quản lý qua ngân sách Nhà nước 194,5 tỷ đồng, tăng 35% dự toán. Về cơ cấu nguồn thu, thu nội địa chiếm 44,81%; thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm 55,19%; Thu từ kinh tế trung ương chiếm 24,24%, thu từ kinh tế địa phương chiếm 17,35%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,22%.
Trong những năm qua, với việc thực hiện các biện pháp cải tiến, quản lý nguồn thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại; triển khai các luật thuế kịp thời, nên đã tác động tốt đến sản xuất kinh doanh...Thu ngân sách đã đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KTXH, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc.
Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2010 là 8.077 tỷ đồng. Trong đó chi thường xuyên năm 2010 chiếm tỷ trọng 48,28%, chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng 51,17%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2011 đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển ước đạt 6.336 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.412,9 tỷ đồng, đạt 119% dự toán. Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được tỉnh chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua thực hiện từng năm.
Theo số liệu của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh qua nhiều năm ở mức dẫn đầu trong cả nước. Năm 2010, PCI của tỉnh đạt số điểm là 64,41, xếp thứ 7 trong số 63 tỉnh thành. Điều này chứng tỏ chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đồ thị 3.1 ta thấy các loại chi phí cho việc gia nhập thị trường, chi phí thời gian và chi phí không chính thức là rất thấp đối với các doanh nghiêp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Về mặt xã hội, năm 2011 có khoảng 4.500 hộ thoát nghèo, đạt kế hoạch đề ra (Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 7,68% năm 2010 xuống còn 6,18% cuối năm 2011), số hộ cận nghèo cũng giảm 200 hộ (giảm từ 11.200 xuống còn 11.000 hộ). Giải quyết việc làm mới cho 2,6 vạn lao động, đạt 102% kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 51%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 40,5%, đã dạy nghề cho 3.542 lao động nông thôn, đào tạo sơ cấp và dạy nghề thường xuyên cho 20.572 người.
Bảng 3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005-2011
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng
trƣởng BQ (%) Tổng kim ngạch XNK 2882,1 3663,6 4519,8 6197,0 4864,0 6716,0 9779,0 22,6
Nhập khẩu 1514,8 1843,6 2593,9 3488,0 2481,0 3474,0 6041,0 25,9
Xuất khẩu 1367,3 1820,0 1925,9 2709,0 2383,0 3242,0 3738,0 18,2
Nguồn: Cục Hải quan Quảng Ninh, 2012
Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh tăng lên nhanh chóng qua các năm vừa qua. Kim ngạch tăng còn góp phần vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khu vực biên giới. Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tỉnh Quảng Ninh còn phát huy được lợi thế của minh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước của tỉnh.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng từ 2,9 tỷ USD lên 9,8 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 22,6%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nhập khẩu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm mạnh trong năm 2009, chỉ đạt 4,9 tỷ USD so với 6,2 tỷ USD năm 2008. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu giảm khoảng 1 tỷ USD.
Bảng 3.3. Cơ cấu xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Đơn vị tính: triệu USD
STT Mặt hàng Nhập khẩu Mặt hàng Xuất khẩu
1 Xăng dầu các loại 2055.4 Than đá 1465.9
2 Hóa chất 315.6 Cao su 564.2
3 Máy móc, thiết bị, phụ tùng 314.3 Sản phẩm chất dẻo 90.2
4 Phân bón các loại 304.7 Hàng hải sản 77.8
5 Vải các loại 235.9 Gỗ & sản phẩm gỗ 69.6
6 Dầu mỡ động thực vật 229.3 Cà phê 29.5
7 Kim loại thường 119.5 Đường 21.2
8 Lúa mỳ 76.3 Hàng rau quả 10.9
9 Các sản phẩm hóa chất 37.8 Sữa & sản phẩm sữa 7.3
10 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 32.8 Gạo 6.8
11 Ô tô nguyên chiếc 29.9 Chè 6.6
Nguồn: Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh, 2012
Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Quảng Ninh có sự khác biệt lớn. Quảng Ninh chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô, mặt hàng qua sơ chế hoặc các sản phẩm nông sản, lâm sản và hải sản. Trong các sản phẩm xuất khẩu của Quảng Ninh, than đá có giá trị cao nhất với 1,5 tỷ USD, tiếp đến là cao su. Ngược lại, Quảng Ninh nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm công nghiệp chế biến, máy móc, phụ tùng, thiết bị điện tử… Sản phẩm nhập khẩu có giá trị lớn nhất là xăng dầu, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Sự tăng trưởng mạnh trong thương mại Việt Nam – Trung Quốc mà cụ thể là trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã góp phần mang lại cho Tỉnh những khởi sắc mới trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong đó, cửa khẩu quốc tế Móng Cái được coi là cửa ngõ quan trọng nối Việt Nam với các tỉnh miền Tây rộng lớn của Trung Quốc và ngược lại.