MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI ACB CHI NHÁNH CẦN THƠ
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
6.1 Kết luận
Nhìn chung qua ba năm, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn về sự biến động của thị trường, tình trạng nền kinh tế, các chính sách của NHNN,… nhưng hoạt động CVTD của chi nhánh vẫn đạt kết quả tốt. Điều này chứng tỏ khả năng ứng phó cũng như hướng đi của ngân hàng trong việc kinh doanh sản phẩm này rất linh hoạt và phù hợp. Doanh số CVTD ngày càng tăng qua các năm chứng tỏ chi nhánh đã không ngừng mở rộng thị trường này. Doanh số thu nợ và dư nợ CVTD theo đó cũng tăng nghĩa là bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng rất quan tâm đến hiệu quả thu hồi nợ với mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động này. Kết quả cho thấy chi nhánh quản lý rủi ro ngày càng có hiệu quả. Điều này thể hiện qua chỉ tiêu nợ xấu liên tục giảm qua các năm.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và khả năng tiếp cận số liệu của chi nhánh nên việc đánh giá hiệu quả CVTD của chi nhánh trong đề tài này chưa thực sự chặt chẽ và cụ thể. Trong điều kiện có thể, hy vọng đề tài nghiên cứu tiếp theo sẽ đánh giá được các chỉ tiêu như: Tỷ lệ lãi CVTD/ lãi cho vay (tỷ số này cho biết thu nhập lãi từ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ bao nhiêu so với tổng thu lãi từ cho vay, qua đó thấy được mức độ đóng góp về thu nhập mà đưa ra những chiến lược phát triển sản phẩm này một cách phù hợp nhất), tỷ lệ nợ xấu CVTD/ tổng nợ xấu,…
6.2 Kiến nghị