Bảng 3: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của ACB Cần Thơ 2008-2010 ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh tăng giảm
2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 12.831 17.589 34.613 4.758 37,08 17.024 96,79 Trung và dài hạn 86.170 121.340 180.250 35.170 40,81 58.910 48,55 Tổng 99.001 138.929 214.863 39.928 40,33 75.934 54,65 Cùng với sự tăng nhanh của doanh số CVTD,thì doanh số thu nợ CVTD cũng tăng liên tục qua các năm. Điều này cho thấy khả năng thu nợ kịp thời của cán bộ tín dụng và ý thức trả nợ của người vay vốn. Tăng nhanh nhất là năm 2010 tăng khoảng 54,65% tương đương 75.934 triệu đồng (Trong đó năm 2009 doanh số thu nợ khoảng 138.929 triệu đồng,năm 2010 doanh số thu nợ khoảng 214.863 triệu đồng. Tăng từ 40,33% lên 54,65% tương đương tăng khoảng 14,32%.Điều này được giải thích là do năm 2010 tình hình kinh tế tốt hơn năm 2009, các khách hàng gia hạn nợ đã giảm thay vào đó là những khoản trả nợ đúng hạn. Khả năng thu nợ kịp thời của
Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2009 đạt 17.589 triệu đồng tăng 37,08% so với năm 2008. Năm 2010 tăng khoảng 96,79% tương đương 17.024 triệu đồng so với năm 2009. Tốc độ tăng rất lớn do vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ được thu hồi nhanh chóng trong một năm, khoản vay ngắn hạn thường là số tiền nhỏ nên thu hồi thuận lợi. Ngoài ra chi nhánh đã phân định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay hợp lý, giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc thanh toán nợ
Doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số CVTD và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2008 doanh số thu nợ trung dài hạn là 86.170 triệu đồng, năm 2009 doanh số thu nợ là 121.340 triệu đồng, tăng 40,81% tương đương 35.170 triệu đồng. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt đến 180.250 triệu đồng tăng 48,55% so với năm trước. Tuy tốc độ tăng trưởng thu nợ trung và dài hạn không cao bằng doanh số thu nợ ngắn hạn nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nên cũng góp phần khá lớn vào việc làm tăng tổng doanh số thu nợ CVTD. Nhìn chung doanh số thu nợ CVTD đang theo chiều hướng tốt (năm sau cao hơn năm trước) do đối tương vay trung hạn chủ yếu là những người có thu nhập ổn định và uy tín tốt, cán bộ tín dụng làm việc có hiệu quả.
Tóm lại doanh số thu nợ của ngân hàng ở 2 hình thức trên đều tăng qua các năm cho thấy khả năng quản lý, thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt.
4.1.3 Dư nợ
Bảng 4: Dư nợ theo thời hạn tín dụng của ACB Cần Thơ 2008-2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh tăng giảm
2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 15.898 18,527 21.475 2.629 16,54 2.948 15,91 Trung và dài hạn 107.576 119.186 128.430 11.610 10,79 9.244 7,76 Tổng 123.474 137.713 149.905 14.239 11,53 12.192 8,85
Tương ứng với doanh số cho vay tăng lên thì dư nợ CVTD theo thời hạn tín dụng cũng gia tăng liên tục cụ thể là :
- Dư nợ ngắn hạn : Năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 15.898 triệu đồng. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn tăng thêm 2.629 triệu đồng tương đương 16,54% so với năm 2008 là 18.527 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 21.475 triệu đồng, tăng 2.948 triệu đồng, tương ứng 15,91% so với năm 2009 . Nguyên nhân là do phần lớn nhu cầu vay vốn ngắn hạn thường phát sinh nhiều vào thời điểm giữa hoặc cuối năm, do nhu cầu bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời để mua hàng hóa dự trữ hoặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng vào cuối năm nhiều hơn đầu năm. Những khoản vay này đến năm sau mới hoàn trả vốn lại cho ngân hàng nên dư nợ ngắn hạn tăng .
- Dư nợ trung và dài hạn : Năm 2008 dư nợ trung và dài hạn là 107.576 triệu đồng sang năm 2009 tăng 11.610 triệu đồng, tương đương 10,79% so với năm 2008, năm 2010 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 128.430 triệu đồng, tăng 9.244 triệu đồng, tức 7,76% so với năm 2009. Dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh là do giá trị khoản vay lớn, thời hạn thu hồi nợ dài. Ngoài ra, sự tăng lên này là do doanh số cho vay trung và dài hạn tăng cao, hầu hết các sản phẩm CVTD là cho vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, một số khách hàng truyền thống không những tiếp tục vay vốn ngân hàng mà còn giới thiệu cho người thân, bạn bè đến vay vốn tại ngân hàng. Chính vì thế đã góp phần làm cho dư nợ luôn tăng.
Tóm lại: Dư nợ CVTD tăng trong ba năm qua chủ yếu là do ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động khiến doanh số CVTD tăng, công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả, các hợp đồng thanh lý đúng hạn. Nhìn chung, dư nợ CVTD tăng đều qua các năm, hơn nữa tốc độ tăng của dư nợ thể hiện mặt tốt của hoạt động CVTD, dư nợ tăng là do doanh số cho vay tăng. Với phương châm là “Ngân hàng của mọi nhà”, chi nhánh đã thật sự là nơi tin cậy của khách hàng. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc cùng với sự nổ lực của toàn thể cán bộ tín dụng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng của hệ thống ngân hàng ACB nói chung và ACB chi nhánh Cần Thơ nói riêng với mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu”, do đó mà ngân hàng cần nổ lục hơn nữa để phát triển các sản phẩm CVTD, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tiếp cận với các sản phẩm đó để gia tăng doanh số cho vay cũng như dư nợ của ngân hàng. Qua đó gia tăng thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.
4.1.4 Nợ xấu
Bảng 5: Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của ACB Cần Thơ 2008-2010 ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm So sánh tăng giảm
Ngắn hạn 12 8 7 -4 -30,33 -1 -12,50 Trung và dài
hạn 98 75 53 -23 -23,46 -22 -29,33
Tổng 110 83 60 -27 -24,55 -23 -27,71
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu của cả hình thức ngắn hạn, trung và dài hạn đều giảm qua từng năm.
- Nợ xấu CVTD ngắn hạn: Năm 2008 nợ xấu ngắn hạn là 12 triệu đồng, năm 2009 con số này giảm xuống còn 8 triệu đồng, giảm 4 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 7 triệu đồng, giảm 1 triệu đồng, tương đương 12,5% so với năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu giảm trong 2 năm 2009 và 2010 cho thấy tình hình kinh tế đã khôi phục và ổn định sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, tình hình kinh tế có dấu hiệu phả quan hơn, phần lớn khách hàng đã thanh toán được khoản nợ lớn của mình và công tác kiểm soát nợ xấu của ngân hàng đạt hiệu quả.
- Nợ xấu CVTD trung và dài hạn: Nợ xấu CVTD của ngân hàng chủ yếu tập trung ở CVTD trung và dài hạn. Vì đặc thù cho vay trung và dài hạn tìm ẩn nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng như nợ xấu CVTD ngắn hạn, nợ xấu trung và dài hạn cũng có xu hướng ngày càng giảm dần. Năm 2009 nợ xấu CVTD trung và dài hạn là 75 triệu đồng, giảm 23 triệu đồng, tương đương 23,46% so với năm 2008. Năm 2010 nợ xấu chỉ còn 53 triệu đồng, giảm 22 triệu đồng, tương đương 29,33% so với 2009. Ngoài ra, năm 2010 nợ xấu giảm nhanh là do ngân hàng quyết tâm thực hiện tốt thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Từ phân tích trên cho thấy nợ xấu đang giảm đây là chiều hướng rất tốt. Nợ xấu 2010 chỉ còn lại 50% so với năm 2008. Điều đó cho thấy hoạt động kiểm soát nợ xấu của chi nhánh ngày càng được tăng cường và mang lại hiệu quả.