Phân tích hoạt động CVTD theo thời hạn 1 Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 30)

4.1.1 Doanh số cho vay

Trong những năm qua cùng với công tác huy động vốn, ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh CVTD nhưng vẫn đặt an toàn, hiệu quả là mục tiêu hàng đầu. Dưới đây là bảng doanh số CVTD theo thời hạn tín dụng.

Bảng 2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của ACB Cần Thơ 2008-2010 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm So sánh tăng giảm

2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 15.989 20.218 37.561 4.229 26,45 17.343 85,78 Trung và dài hạn 98.486 132.950 189.494 34.464 34,99 56.544 42,53 Tổng 114.475 153.168 227.055 38.693 33,8 73.887 48,24 Doanh số CVTD phân theo theo thời hạn cấp tín dụng liên tục tăng qua các năm 2008-2010. Doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng nhanh. Cụ thể là, năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 15.989 triệu đồng, năm 2009 doanh số này tăng thêm 4.229 triệu đồng tức 26,45% so với năm 2008. Đến năm 2010 doanh số cho vay đã là 37.561 triệu đồng, tăng 85,78% so với năm 2009. Sở dĩ doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh là do ngân hàng đã phát triển loại hình cho vay này để đáp ứng nhu cầu vay vốn đa dạng của nhiều khách hàng. Mặt khác, do thị trường biến động liên tục: giá cả hàng hóa tăng, tỷ giá thay đổi liên tục,…Đặc biệt năm 2010 lãi suất CVTD khá cao do áp lực của mặt bằng lãi suất huy động, mặc dù ngân hàng áp dụng mức lãi suất CVTD là thấp nhất nhưng người dân vẫn không muốn ký hợp đồng tín dụng có thời gian dài với ngân hàng vì e ngại trước sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến số tiền lãi mà họ phải trả sau này.

là 98.486 triệu đồng, vào năm 2009 doanh số cho vay tăng 34.464 triệu đồng, tương đương 34,99% so với năm 2008 đạt 132.950 triệu đồng. Năm 2010 doanh số này tiếp tục được nâng lên với mức 189.494 triệu đồng so với năm 2009 với khoản chênh lệch tăng là 56.544 triệu đồng. Nguyên nhân là ngân hàng có nguồn vốn trung và dài hạn dồi dào nên đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn vốn này của khách hàng. Các sản phẩm CVTD của ngân hàng thường có giá trị lớn nên kéo theo doanh số cho vay cao.

Xét về cơ cấu : Doanh số cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay ngắn hạn. Nếu trong năm 2008 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 86,03%, năm 2009 con số này là 86,8%. Năm 2010 cho vay trung và dài hạn chiếm 83,45% trong tổng doanh số CVTD. Từ bảng cho thấy cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm ưu thế qua các năm vì các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng thường tập trung ở khoản vay có giá trị lớn mà nguồn trả nợ là từ thu nhập hàng quý, hàng tháng của người vay, kỳ hạn trả nợ dài sẽ phù hợp với thu nhập của nhiều người có mức thu nhập trung bình trong xã hội. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn là do hình thức cho vay này đáp ứng nhu cầu đột xuất của khách hàng như vay cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu….Đối tượng khách hàng chủ yếu của khoản vay này là các cán bộ trong các cơ quan nhà nước vay với số lượng nhỏ và thường họ có thể trả ngay khi đến tháng lương, ngân hàng cũng cho vay ngắn hạn theo yêu cầu của khách hàng khi nhận thấy phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn tín dụng.

Tóm lại: Trong ba năm qua doanh số CVTD của ngân hàng luôn tăng. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy công tác cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng mở rộng, khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều. Sự tăng lên liên tục của tổng doanh số cho vay đã phần nào thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng ngày càng cao. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do:

+ Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích như đăng ký vay qua mạng Internet, thời gian giải quyết hồ sơ ngắn, thủ tục đơn giản, lãi suất cho vay hấp dẫn, kỳ hạn cho vay dài,….Bên cạnh đó, vào khoảng thời gian này còn có sự thay đổi về cơ cấu phòng tín dụng, phòng khách hàng cá nhân được tách riêng với phòng khách hàng doanh nghiệp, sự phân chia này đã tạo nhiều thuận lợi cho các nhân viên tín dụng cũng như khách hàng khi đến vay vốn.

+ Ngân hàng đã mở rộng địa bàn hoạt động cùng với thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian giải quyết hồ sơ được rút ngắn và đối tượng vay được mở rộng.

+ Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông Tư 01/2009/TT-NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, chính vì điều này đã làm cho khách hàng có thể lựa chọn lãi suất phù hợp với họ.

+ ACB có sản phẩm CVTD khá đa dạng, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, ví dụ như vay để mua xe, mua nhà,đất, sửa chữa nhà cửa,…Sự đa dạng của các sản phẩm này sẽ thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp, thành phần dân cư trong xã hội.

+ Ngân hàng đã chú trọng trong việc mở rộng cho vay, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của khách hàng khi họ chưa có khả năng chi trả một lần. Do đó ACB Cần Thơ luôn đưa ra mức lãi suất CVTD phù hợp với khả năng, thu nhập của khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ và thích ứng với sự biến đổi của thị trường.

+ Doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm do ngân hàng chủ động tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau như phối hợp với công đoàn, DN, tổ chức giới thiệu ngay tịa nơi công nhân làm việc, cùng với đại lý ô tô hay chủ dự án nhà ở đi làm thủ tục thay cho khách hàng, đặc biệt là đội ngũ tư vấn tài chính cá nhân PFC đã mang đến cho khách hàng thật nhiều tiện ích.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh cần thơ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w