Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại nh thương mại cổ phần đông á cn cần thơ (Trang 91 - 92)

- Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ: Thiên

2008 Năm 2009 6T/2010 DN quốc doanh 40,90 49,00 38,70 40

4.2. Một số biện pháp quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp:

- Sàng lọc khách hàng: Đối với những món vay kinh doanh do các doanh nghiệp thực hiện, ngoài các thông tin về tình hình tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh… ngân hàng cũng cần tìm hiểu về khả năng cạnh tranh, cách thức sử dụng tiền vay cũng như kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp.

- Theo dõi giám sát việc sử dụng vốn vay: Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có mức độ rủi ro cao, dẫn đến ít có khả năng được thanh toán. Trong quá trình cho vay, nhân viên tín dụng thường xuyên phải kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu họ không tuân thủ theo có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành những quy định của hợp đồng. Điều này đòi hỏi việc soạn thảo hợp đồng tín dụng cần phải rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chặt chẽ.

- Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Sự gắn bó chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng đem lại lợi ích cho cả hai. Để tạo ra sự gắn bó chặt chẽ này Ngân hàng có thể nắm giữ những cổ phần trong các doanh nghiệp mà họ cho vay tiền. Hoặc đưa ra một hạn mức tín dụng cho khách hàng, theo đó Ngân hàng cam kết cho khách hàng vay một lượng vốn nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai, đổi lại khách hàng phải định kỳ cung cấp cho Ngân hàng các thông tin về tình hình thu nhập, về hoạt động kinh doanh, tài sản Có, tài sản Nợ…

- Bảo đảm tiền vay: Đảm bảo tiền vay là một trong những công cụ quan trọng để quản lý rủi ro tín dụng. Biện pháp đảm bảo tiền vay hữu hiệu nhất là sử dụng tài sản thế chấp. Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài sản đảm bảo để bù lại tổn thất của mình do món vay gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại chính Ngân hàng mình và giữ lại một khoản vốn vay tối thiểu để dự phòng. Bằng cách này Ngân hàng có thể giám sát đối với người vay tiền một cách có hiệu quả hơn, đồng thời giúp tăng được khả năng hoàn trả tiền vay. Trong trường hợp nếu người vay

vỡ nợ, Ngân hàng lấy phần đó để bù đắp một phần món vay tổn thất.

- Bảo hiểm tín dụng: Trong hoạt động tín dụng, có những khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nhưng là những khách hàng tiềm năng. Để có thể hạn chế rủi ro mà vẫn giữ được khách hàng, Ngân hàng có thể chuyển rủi ro cho các chủ thể khác có khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách thực hiện bảo hiểm tín dụng.

- Hạn chế cho vay: Để hạn chế rủi ro tín dụng, đôi khi ngân hàng cũng cần phải từ chối cung cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay và sẵn sàng trả lãi suất cao, hoặc là chỉ đáp ứng một phần trong toàn bộ nhu cầu vay của khách hàng. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng nhằm ngăn ngừa hiện tượng lựa chọn đối nghịch trong cho vay vì những khách hàng có khả năng vay vốn với lãi suất cao thường sử dụng vốn vay vào những dự án có mức độ rủi ro cao.

- Lập quỹ dự phòng rủi ro: Quỹ dự phòng rủi ro tạo nguồn bù đắp tổn thất cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Do vậy, lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của Ngân hàng, giúp Ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Mỗi NHTM cần phải trích lập dự phòng rủi ro đúng và đủ theo quy trình của pháp luật.

4.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Cần Thơ:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại nh thương mại cổ phần đông á cn cần thơ (Trang 91 - 92)