Phân tích tổng quát hoạt động tín dụng doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại nh thương mại cổ phần đông á cn cần thơ (Trang 54 - 58)

- Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ: Thiên

h. Dư nợ/ Tổng vốn huy động( %):

3.2. Phân tích tổng quát hoạt động tín dụng doanh nghiệp:

Để có cái nhìn toàn diện bao quát về hoạt động này, trước khi đi vào phân tích cụ thể tình hình tín dụng doanh nghiệp theo nhiều tiêu chí khác nhau chúng ta cần phải tìm hiểu một cách tổng thể thực trạng của hoạt động này trong ba năm qua. Các chỉ tiêu tổng hợp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn được trình bày trong bảng số liệu số 5.

Bảng 5: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NH giai đoạn 2007-2009 và 06 tháng đầu năm 2010 ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 6T/2010 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 648. 082 727. 807 1.874. 331 1.173.2 34 79.725 12,3 0 1.146. 524 157, 53 DS thu nợ 229.216 249.508 1.951.561 1.580.254 20.292 8,85 1.702.053 682,16 Dư nợ 774. 524 830.321 804.195 1.254.2 18 55.797 7,20 (26.126) (3,15) Nợ quá hạn 17.729 18.310 14.536 21.840 581 3,28 (3.774) (20,61) ( Nguồn: Phòng tín dụng NH TMCP Đông Á CN Cần Thơ)

Hình 7: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NH qua 3 năm

Doanh nghiệp là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng. những năm gần đây Ngân hàng đang chú trọng đến việc xử lý những khoản nợ trong quá khứ, chú trọng công tác thu hồi vốn, hạn chế nợ xấu phát sinh. Chính sách này không loại trừ đối với hoạt động tín dụng cho DN, ta có thể nhận thấy qua các số liệu trên.

Doanh số cho vay:

Cụ thể, trong năm 2008 doanh số cho vay tăng 79.725 triệu đồng tương đương 12,30% so với năm 2007. Sang năm 2009, doanh số cho vay tiếp tục tăng nhanh, đạt 1.146.524 triệu đồng tương ứng tăng 157,53% so với năm 2008. Vì năm 2009 Chính phủ hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích kinh tế, khoảng tháng 7/2009 nền kinh tế đã có phần phục hồi từ khủng hoảng.

Trong năm 2008 và 2009 nhờ nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng mới nên lượng doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ từ phía Ngân hàng cũng tăng hơn so với năm 2007. Với tiêu chí có lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng đã không ngừng cải tiến phương thức cho vay truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách triệt để. Chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng nhằm trang bị cho nhân viên kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể xử lý công việc nhanh gọn, chính xác và còn giúp giải đáp thỏa đáng mọi thắc mắc của khách hàng. Từ đó chất lượng dịch vụ tiếp tục được nâng cao thêm một bước mới. Tại chi nhánh hồ sơ vay vốn của khách hàng được tiếp nhận, thẩm định và hồi âm một cách nhanh chóng. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trở đi thủ tục vay vốn đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều. Đây chính là một đặc điểm giúp giữ chân những khách hàng thân thiết. Vì thế hoạt động kinh doanh của các DN tăng lên thì cũng sẽ thúc đẩy doanh số cho vay tài trợ tăng theo.

Mặc dù trong khoảng thời gian này, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn khi đối mặt với lạm phát, nền kinh tế

không ổn định, đồng tiền mất giá làm người dân hạn chế việc chi tiêu. Nhưng các doanh nghiệp với kinh nghiệm và bản lĩnh vững vàng cùng với sự quan tâm giúp đỡ kịp thời của các cơ quan ban ngành đã vượt qua được thử thách. Chính vì vậy, các DN luôn hoàn thành kế hoạch. Do đó, để có thể đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn rất lớn dẫn đến doanh số cho vay ở lĩnh vực này ngày càng tăng.

Doanh số thu nợ:

Cùng với doanh số cho vay doanh số thu nợ cũng tăng qua từng năm. Qua bảng 5 và hình 7 ta có thể thấy rằng tình hình thu nợ đạt kết quả rất khả quan. Doanh số thu nợ năm 2008 tăng 8,85% so với năm trước tương đương tăng 20.292 triệu đồng. Sang năm 2009, công tác thu nợ tiếp tục tăng, doanh số thu nợ trong năm 2009 đạt 1.951.561 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 1.702.053 triệu đồng xét về số tuyệt đối, tương ứng với 682,16% so với năm 2008.

Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục có những khởi sắc tốt đẹp. Một trong 8 giải pháp kiềm chế lạm phát Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh không có xuất khẩu thì không có tăng trưởng nên tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như thủy sản, dệt may, da giầy…, tìm mọi cách đẩy mạnh xuất khẩu để giảm nhập siêu. Ngân hàng mở rộng tiếp tục cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng vay đẩy mạnh sản xuất thu lợi nhuận để có thể thu hồi nợ đúng hạn. Với mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, giá cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu ngày càng ổn định vị thế trên thị trường thế giới.

Ngoài nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp trong việc tìm phương hướng phát triển, không thể không kể đến sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan ban ngành địa phương. Nhìn chung với những bài học kinh nghiệm mà các DN đã tích luỹ được trong quá trình kinh doanh, sự giúp đỡ từ phía địa phương cũng như sự hỗ trợ nguồn vốn kịp thời từ phía NH thì mức xuất khẩu hàng năm vẫn không ngừng tăng cao. Do đó, các DN đều có nguồn thu nhập

ổn định nhờ được thanh toán tiền hàng đúng hạn và cả trước hạn nên luôn tích cực thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chi nhánh.

Vì thế, doanh số thu nợ tín dụng doanh nghiệp luôn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2007 - 2009. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng với nghiệp vụ vững vàng, trình độ chuyên môn cao đã thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng góp phần làm tăng doanh số thu nợ.

Dư nợ:

Dư nợ là chỉ tiêu thể hiện công tác cho vay của Ngân hàng và vai trò cung cấp vốn cho địa phương. Vì doanh số cho vay năm 2008 tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ, nên dư nợ của loại hình tính dụng DN năm 2008 tăng lên, sang năm 2009 doanh số thu nợ lại tăng nhanh hơn doanh số cho vay nên dư nợ giảm so với năm 2008. Cụ thể, tổng dư nợ trong năm 2008 tăng 55.797 triệu đồng so với năm 2007 xét về số tuyệt đối, tương ứng với 7,20% so với năm 2007. Sang năm 2009, tổng dư nợ giảm xuống, xét về số tuyệt đối là 26.126 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với 3,15% của năm 2008.

- Nợ quá hạn trong 3 năm gần đây biến động mạnh. Trong năm 2008 nợ quá hạn đạt 18.310 triệu đồng, xét về số tuyệt đối là tăng 581 triệu đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ quá hạn giảm rất rõ rệt, so với năm 2008 về số tương đối là 20,61%. Nhìn chung thì nợ quá hạn vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ. Nhưng Ngân hàng vẫn cần có nhiều biện pháp để kiểm soát nợ quá hạn một cách tốt hơn nữa.

Rõ ràng trong 3 năm gần đây tình hình kinh doanh của Ngân hàng có phần khả quan, đồng thời loại hình tín dụng cho DN vẫn chiếm một tỷ lệ lớn và là một phần quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại nh thương mại cổ phần đông á cn cần thơ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w