- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 16.805 15.090 16
1) Doanh số cho vay 1.242.910 1.456.506 2.901
3.1.1. Phương hướng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tớ
EXIMBANK HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Phương hướng hoạt động nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới gian tới
Mục tiêu hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001- 2010 được nêu trong văn kiện Đại hội của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 là: “ Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ về nhập khẩu chú trọng về công nghệ phục vụ sản xuất nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa kinh tế nước ta và kinh tế các nước khác trong khu vực”.
Trên cơ sở định hướng cơ bản của công tác xuất nhập khẩu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra như trên thì riêng hoạt động nhập khẩu có định hướng như thế nào trong thời gian tới?
Định hướng nhập khẩu hiện nay của nước ta là hướng vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng hóa trong nước đã sản xuất được để tập trung ngoại tệ cho nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Với phương án mục tiêu tăng trưởng ổn định 10%/ năm,
định hướng cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam như sau: tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm nhóm 1 và các sản phẩm nhóm 2 (nhóm hàng tư liệu sản xuất chủ yếu là: máy móc, thiết bị, công nghệ và vật tư nguyên liệu sản xuất) là 10% và 15% trong giai đoạn 2001 - 2010 và sẽ tăng lên 15% và 20% trong giai đoạn 2011 - 2020; giảm tỷ lệ nhập khẩu các sản phẩm nhóm 3 (sản phẩm hóa chất, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải) từ 75% trong giai đoạn 2001 - 2010 xuống còn 65% trong giai đoạn 2011 - 2020. Số liệu này được thể hiện cụ thể như sau:
Định hướng chiến lược cơ cấu hàng xuất nhập khẩu Việt Nam đến 2020
Đơn vị tính: % 2001 - 2010 2011- 2020 1. Xuất khẩu 100 100 Sản phẩm nhóm 1 20 20 Sản phẩm nhóm 2 30 20 Sản phẩm nhóm 3 50 60 2. Nhập khẩu 100 100 Sản phẩm nhóm 1 10 15 Sản phẩm nhóm 2 15 20 Sản phẩm nhóm 3 75 65
(Nguồn: Viện kinh tế thế giới)
Tại sao nước ta lại đề ra định hướng nhập khẩu thiết bị công nghệ tiên tiến, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu? Sở dĩ như vậy là vì đất nước ta đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khi nhiều ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Cho nên, để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm thu nhiều ngoại tệ về phát triển đất nước, nhiều ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam như: dệt may, sản xuất giày dép, sản phẩm từ da, sản xuất hàng điện tử, máy tính... vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu.