Căn cứ vào phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 50)

- Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 16.805 15.090 16

2.2.2.3.Căn cứ vào phương thức thanh toán

7. Chênh lệch thu chi 8.276 1539 29.737 111,93 69,

2.2.2.3.Căn cứ vào phương thức thanh toán

Hiện nay, cho vay tài trợ nhập khẩu của Eximbank Hà Nội thực hiện dưới ba hình thức chủ yếu: Cho vay thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập, D/P nhập và T/T. Sau đây ta sẽ tìm hiểu cụ thể các hình thức này.

Cho vay mở L/C

Như đã trình bày ở nội dung trước, cho vay mở L/C là một hình thức tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Tuỳ thuộc vào các loại L/C khác nhau mà ngân hàng có những quy định riêng về mở L/C. Khi quyết định mở L/C, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trong tổng số tiền mở L/C. Eximbank Hà Nội thường áp

dụng tỷ lệ ký quỹ trong khoảng từ 10-100%, tuỳ theo từng loại khách hàng, từng loại L/C và căn cứ trên cơ sở các quy định của Nhà nước.

Tiền ký quỹ được coi là vốn tự có mà khách hàng và do vậy khách hàng phải tự lo để ký quỹ thông thường là bằng VNĐ. Đơn vị vay vốn nộp số tiền này vào tài khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại Eximbank Hà Nội, sau đó làm đơn xin mua ngoại tệ gửi cho ngân hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ xem xét và bán lượng ngoại tệ tương ứng cho đơn vị và chuyển số tiền này vào tài khoản ký quỹ mở L/C.

Nhìn chung cho vay mở L/C trong trường hợp doanh nghiệp mở L/C ký quỹ dưới 100%, số tiền còn lại doanh nghiệp vay Eximbank Hà Nội. Quy trình được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ (bao gồm hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn), kiểm tra hồ sơ, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung nếu thiếu.

Bước 2: Cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ, nếu dư nợ của doanh nghiệp >10 tỷ thì cán bộ tín dụng phải trình Hội đồng tín dụng chi nhánh Eximbank Hà Nội; nếu dư nợ >30 tỷ thì phải trình Hội đồng tín dụng Hội sở quyết định.

Bước 3: Cán bộ tín dụng chuyển trình Trưởng phòng Tín dụng - đầu tư ký. Sau đó gửi Phòng Thanh toán quốc tế và Phòng Kinh doanh ngoại tệ.

Bước 4: Sau khi Phòng Thanh toán quốc tế xem xét, đồng ý mở L/C, Phòng Thanh toán quốc tế sẽ gửi cho Phòng Tín dụng - đầu tư 01 L/C gốc.

Cán bộ tín dụng lưu hồ sơ gốc.

Bước 5: Sau khi chứng từ về Ngân hàng, có 03 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: cả 03 bộ chứng từ về ngân hàng

- Ngân hàng kiểm tra xong chứng từ, ngân hàng thông báo cho đơn vị về những sai sót của bộ chứng từ

+ Nếu đơn vị đồng ý thanh toán, cán bộ tín dụng đóng dấu chấp nhận thanh toán

+ Nếu đơn vị không đồng ý thanh toán, cán bộ tín dụng đóng dấu không chấp nhận thanh toán

- Nếu ngân hàng chưa kiểm tra xong chứng từ thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu

Trường hợp 2: 2/3 bộ chứng từ về ngân hàng, 1/3 bộ chứng từ về đơn vị

+ Chứng từ về đơn vị, chưa về ngân hàng thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu

+ Nếu ngân hàng chưa kiểm tra xong chứng từ thì đơn vị phải làm đơn xin ký hậu

Trường hợp 3: Chứng từ chưa về đơn vị, chưa về ngân hàng mà chỉ có 1 bản fax đến ngân hàng hoặc đơn vị hay hàng đã về rồi thì khách hàng làm 1 bảo lãnh nhận hàng. Khách hàng gửi tới ngân hàng một bộ hồ sơ gồm có

+ Đơn xin phát hành bảo lãnh nhận hàng + 02 mẫu bảo lãnh nhận hàng

+ Bản fax về chứng từ và 01 hồ sơ Hợp đồng tíndụng và khế ước

Bước 7: Sau khi nhận được giấy chấp nhận thanh toán hoặc đơn xin ký hậu thì cán bộ tín dụng làm thủ tục nhận nợ.

Bước 8: Cán bộ tín dụng tiến hành giải ngân

Bước 9: Theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, đôn đốc trả nợ

Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập

Hình thức cho vay nhập khẩu này tại Eximbank Hà Nội bao gồm các hình thức chủ yếu sau:

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do Eximbank Hà Nội phát hành. Đây là hình thức cho vay nhập khẩu phổ biến nhất tại Eximbank Hà Nội, chiếm tỷ trọng từ 80-90% tổng dư nợ trong nhiều năm qua.

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do TCTD khác phát hành.

+ Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo theo phương thức thanh toán khác như D/P và T/T. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình thực hiện cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập đối với các hình thức này cũng tương tự như quy trình cho vay của Ngân hàng đã được trình bày ở nội dung trước. Riêng đối với cho vay thanh toán D/P thì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ mà chỉ thông báo cho khách hàng về việc nhận được bộ chứng từ.

2.2.2.4. Bảo lãnh

Hiện nay, Eximbank Hà Nội đang thực hiện một số loại hình bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu sau:

 Bảo lãnh dự thầu

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng  Bảo lãnh thanh toán

Quy trình thực hiện nghiệp vụ này tại Eximbank Hà Nội cũng tương tự như quy trình chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác.

Tại Eximbank Hà Nội, tổng số tiền bảo lãnh cho một doanh nghiệp phải nằm trong khung tỷ lệ được phép là tổng dư nợ vay vốn bảo lãnh không quá 10% vốn tự có của Eximbank Hà Nội. Trong trường hợp, doanh nghiệp xin bảo lãnh và ký quỹ bằng tiền đủ 100% là bao nhiêu thì Eximbank Hà Nội bảo lãnh bấy nhiêu theo yêu cầu không giới hạn. Doanh nghiệp xin Eximbank Hà Nội bảo lãnh phải nộp ký quỹ tối thiểu là 5% giá trị bảo lãnh. Đối với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp phải ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh. Nếu ký quỹ không đủ 100% thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 47 - 50)