0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Các biện pháp liên quan đến an ninh kinh tế và chính trị

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 47 -49 )

I. Luật pháp, chính sách thơng mại của Mỹ liên quan tới việc nhập khẩu hàng hoá

4. Các biện pháp liên quan đến an ninh kinh tế và chính trị

4.1. Đạo luật về quyền lực kinh tế trong trờng hợp khẩn cấp (IEEPA)

Đạo luật này đợc thông qua năm 1977 quy định việc chính phủ Mỹ có thể phong toả tài sản của ngời nớc ngoài tại lãnh thổ Mỹ, áp dụng các biện pháp cấm vận và các biện pháp khác đợc xem là cần thiết khi có những đe doạ đặc biệt hoặc không bình thờng đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc các lợi ích kinh tế của Mỹ.

IEEPA có thể đợc sử dụng đồng thời với các luật khác trong việc áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế khẩn cấp bao gồm bao vây cấm vận, chấm dứt mọi quyền lợi và nghĩa vụ đã cam kết…

4.2. Đạo luật Buôn bán với các nớc thù địch

Đạo luật buôn bán với các nớc thù địch (TWTEA) đợc thông qua năm 1917 quy định việc cấm nhập khẩu từ những nớc thù địch hoặc đồng minh của nớc thù địch trong thời gian chiến tranh. Năm 1977, quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong thời bình của Tổng thống quy định trong TWTEA đợc chuyển sang Đạo luật quy định quyền của Tổng thóng trong trờng hợp khẩn cấp (IEEPA). Từ đó, IEEPA là công cụ chính để áp dụng các biện pháp cấm, hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ những nớc thù dịch sang Mỹ trong tình trạng khi cha tuyên bố chiến tranh chính thức.

4.3. Luật kiểm soát buôn bán ma tuý

Luật này là một phần của Đạo luật về kiểm soát, giáo dục và tăng cờng việc chống buôn bán thuộc phiện năm 1996, quy định thủ tục có thể sử dụng để trừng phạt thơng mại đợc coi là phù hợp, đối với những nớc sản xuất thuốc phiện hoặc chuyển giao thuốc phiện không hợp tác đầy đủ với Mỹ trong những nỗ lực chống buôn bán ma tuý nh: huỷ bỏ những đặc quyền nh GSP, CBI và ATPA, áp dụng biểu thuế lên đến 50% trị giá sản phẩm, hoãn các dịch vụ thơng mại hàng không,..

4.4. Luật chống khủng bố và trừng phạt năm 1996:

Luật này coi các công dân Mỹ hoặc những ngời c trú trên đất Mỹ có hoạt động bất hợp pháp khi tiến hành một số những giao dịch tài chính với các Chính phủ Cuba, Iran, Iraq, Libya, Sudan, Syria, Bắc Triều Tiên trừ những tr- ờng hợp đợc quy định trong các văn bản của Bộ trởng Tài chính với sự t vấn của Bộ trởng Ngoại giao. Những nớc này nằm trong danh sách những chính phủ hậu thuẫn khủng bố quốc tế của Mỹ. Do vậy giao dịch thơng mại Việt Nam – Mỹ đặc biệt là hàng xuất khẩu của ta nếu bị phát hiện có liên quan đến thể nhân hoặc pháp nhân của các nớc trên sẽ gặp rất nhiều rắc rối đặc biệt liên quan đến quyền kiểm soát mặt hàng.

4.5. Quan hệ đối tác Hải quan- Thơng mại chống khủng bố (Customs-Trade Partnership Against Terrorism) Trade Partnership Against Terrorism)

Chơng trình này đợc đa ra sau vụ khủng bố vào nớc Mỹ ngày 11/ 9 nhằm thiết lập, tăng cờng, hoặc sửa đổi những thủ tục về đảm bảo an ninh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ. Trong đó đa ra những hớng dẫn và khuyến nghị đối với các nhà chuyên chở, các nhà môi giới, các nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp kho về các quy tắc đảm bảo an ninh để phòng chống và ngăn chặn các hoạt động khủng bố có thể xảy ra. Chơng trình này đợc thiết lập nhằm mục đích nh là những hớng dẫn về đảm bảo an ninh chứ không phải là những tiêu chuẩn đặt ra bắt buộc phải tuân theo. Đối với các nhà nhập khẩu, chơng trình này đa ra một loạt những hớng dẫn khuyến nghị rất đầy đủ để đảm

bảo an ninh trong: kỹ thuật, quản lý, sản xuất, xuất khẩu, ..và những nội dung cần thiết cho việc giáo dục về nhận thức cho các nhân viên trong doanh nghiệp đối với vấn đề an ninh…

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 47 -49 )

×