Tìm hiểu hệ thống pháp luật thơng mại Mỹ

Một phần của tài liệu chính sách quản lý hàng nhập khẩu của mỹ và một số điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 86 - 88)

III. Những vấn đề cần l uý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa và thị trờng Mỹ

2. Tìm hiểu hệ thống pháp luật thơng mại Mỹ

Trong quan hệ buôn bán với Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng tìm hiểu những vấn đề pháp luật sau, nhất là khi thực hiện xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Thứ nhất, Luật Thuế và Hải quan. Điều quan trọng trong Luật thuế và Hải quan là cần hiểu rõ Hệ thống Danh mục thuế quan thống nhất của Mỹ, để biết đợc sản phẩm của mình xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế suất bao nhiêu. Vì Danh mục này thờng thay đổi, các doanh nghiệp phải có bản mới nhất để nghiên cứu. Khi biết đợc mức thuế phải nộp đối với hàng hoá của mình, các doanh nghiệp cần biết mình phải cạnh tranh với những nhà sản xuất kinh doanh nào về mặt hàng đó tại Mỹ, đặc biệt là các nớc đang phát triển nh nớc ta, đợc hởng chế độ u đãi Thuế quan phổ cập GSP. GSP là hệ thống phức tạp,

trong đó nêu đầy đủ những yêu cầu để đợc hởng GSP, trờng hợp nào sẽ bị đa ra khỏi danh sách đợc hởng GSP. Tiếp theo, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ cũng cần phải biết rõ cách xác định giá trị hàng hóa để thu thuế của Hải quan Mỹ. Hiện nay, Mỹ dùng phơng pháp định giá theo “giá trị giao dịch” để làm cơ sở chính cho việc định giá hàng nhập khẩu để tính thuế.

Trong Luật Thuế và Hải quan, các doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến Phí thủ tục Hải quan.

Những quy định về mác, mã là những quy định mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ cần hết sức lu ý: mọi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc phải ghi rõ ràng, không tẩy xoá đợc, ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập khẩu tên ngời mua cuối cùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nớc xuất xứ hàng hóa đó.

Thứ hai, những loại luật lệ cần biết tiếp theo là Luật khắc phục những bất lợi trong thơng mại của Mỹ. Có hai luật quan trọng là luật thuế bù giá và luật thuế chống phá giá.

Một điều luật nữa cần chú ý đó là: Quyền tự vệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Mỹ đợc quyền áp dụng quyền tự vệ theo điều 19 của Hiệp định chung về Thơng mại và Thuế quan (GATT), có nghĩa là tuy đã cho các nớc hởng u đãi về thuế và phi thuế quan, nhng nếu xét thấy sản xuất trong nớc bị phơng hại, Mỹ sẽ dành quyền đơn phơng huỷ bỏ các u đãi đó và áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu các loại hàng hóa đó vào Mỹ.

Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Mỹ có quy chế nghiêm cấm việc sử dụng bất hợp pháp quyền tác giả, mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp. Trờng hợp vi phạm bản quyền, làm giả mạo mẫu mã, nhãn hiệu sẽ bị trừng phạt nặng.

Bên cạnh những quy định trên, Mỹ có quy định trách nhiệm đối với sản phẩm để bảo vệ ngời tiêu dùng nh sau: ngời sản xuất phải chịu trách nhiệm về chất lợng hàng hóa đối với sức khoẻ ngời tiêu dùng. Nếu sản xuất sai quy chế về chất lợng quốc gia sẽ bị phạt.

Có thể nói rằng, những khó khăn về mặt luật pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tiến vào thị trờng Mỹ là rất lớn và chúng xuất phát từ những khía cạnh và kinh doanh của Việt Nam đã có, nhng có thể cha đủ, còn chung chung, cha có hệ thống các luật gia t vấn cho các nhà sản xuất kinh doanh xuất khẩu, nhất là sang Mỹ; trong khi đó hệ thống pháp luật thơng mại Mỹ là rất phức tạp; nhng các nhà sản xuất kinh doanh của Việt Nam và cả nhiều luật gia Việt Nam lại có hiểu biết ít về hệ thống pháp luật thơng mại Mỹ. Nh vậy, có thế thấy rõ rằng , nếu chỉ biết sản xuất mà cha biết kỹ càng luật chơi buôn bán nơi mình đa hàng đến bán thì kết quả sẽ là hiệu quả kinh doanh thấp. Tác hại của hiệu qua kinh doanh thấp không chỉ ảnh hởng đến doanh nghiệp xuất khẩu mà còn ảnh hởng đến sự phát triển kinh tế của đất nớc nói chung.

Một phần của tài liệu chính sách quản lý hàng nhập khẩu của mỹ và một số điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w