0
Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luật thuế bù giá (Countervailing Duty Law CVD)

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

I. Luật pháp, chính sách thơng mại của Mỹ liên quan tới việc nhập khẩu hàng hoá

2. Luật Bồi thờng Thơng mại áp dụng đối với hàng nhập khẩu:

2.1. Luật thuế bù giá (Countervailing Duty Law CVD)

Luật thuế bù giá quy định một khoản bồi thờng dới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần hỗ trợ của nớc ngoài, mà việc bán sản phẩm đó ở Mỹ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất những hàng hoá giống hoặc tơng tự của Mỹ. Trong hầu hết các trờng hợp, luật này áp dụng đối với các hoạt động hỗ trợ trực tiếp, nhng luật này cũng áp dụng đối với loại hỗ trợ gián tiếp bị phát hiện sau khi điều tra theo luật thuế bù giá.

Việc điều tra theo luật chống bù giá thờng đợc tiến hành do có đơn khiếu nại của các ngành trong nớc trình lên Bộ thơng mại Mỹ vào Uỷ ban Th- ơng mại Quốc tế. Tuy nhiên, trong một số trờng hợp, dù không có đơn khiếu nại nhng nếu xét thấy có sự buôn bán không công bằng, Bộ Thơng mại vẫn có thể tiến hành điều tra độc lập để thực thi luật thuế và bảo vệ quyền lợi của Mỹ.

Về thủ tục tiến hành luật thuế bù giá, khi có đơn khiếu nại về một hoạt động hỗ trợ không lành mạnh của các nhà sản xuất trong nớc, Bộ Thơng mại Mỹ và Uỷ ban Thơng mại Quốc tế sẽ kết hợp tiến hành điều tra. Bộ Thơng mại chịu trách nhiệm điều tra để xác định xem có sự hỗ trợ không lành mạnh trực tiếp hoặc gián tiếp ở nớc hoặc lãnh thổ xuất xứ cho việc chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm là đối tợng bị điều tra hay không. Còn Uỷ ban Thơng mại Quốc tế sẽ xác định xem việc khiếu nại của ngành công nghiệp Mỹ bị thiệt hại vật chất hoặc đe doạ thiệt hại vật chất, hoặc các cơ sở kinh doanh của một ngành có bị thiệt hại vật chất hay không do hàng nhập khẩu đợc hỗ trợ.

Tóm lại, để áp đặt thuế bù giá, ngời ta phải xác định đợc hai nội dung cơ bản đó là: có sự hỗ trợ không lành mạnh đồi với hàng hoá nhập khẩu hay không và tìm ra mức thiệt hại do sự hỗ trợ đó gây ra đối với ngành sản xuất trong nớc nếu có.

Song, vấn đề đặt ra là việc xác định thế nào là những tài trợ không lành mạnh phải chịu thuế và thiệt hại vật chất đợc xác định ra sao. Đây là những vấn đề không đơn giản. Về vấn đề thứ nhất, thế nào là một hỗ trợ không lành

mạnh để có thể áp đặt thuế? Để đa ra một câu trả lời chính xác và đầy đủ, điều đó không dễ dàng. Bởi có vô số những hoạt động của chính quyền đều có thể gọi là hỗ trợ, ví dụ nh: miễn thuế, giảm thuế, cho vay lãi suất thấp, hỗ trợ đầu t xây dựng cơ bản, đầu t cơ sở hạ tầng,.. và trong vô số những hoạt động đó có những hoạt động hỗ trợ na ná giống nhau mà ngời ta khó có thể phân biệt đợc chúng để xác định chính xác là đó có phải là hỗ trợ không lành mạnh hay không. Để có thể phân biệt những loại hỗ trợ đó và xác định chính xác loại nào là hỗ trợ không lành mạnh để có thể đánh thuế, luật pháp Mỹ đa ra những tiêu chuẩn cơ bản để xác định và phân loại các loại hỗ trợ khác nhau nh: hỗ trợ không biệt đãi, hỗ trợ có thể bị khiếu kiện, hỗ trợ không thể khiếu kiện hoặc cho phép sự xem xét đến khả năng “làm biến dạng” các hoạt động kinh tế do những hỗ trợ không lành mạnh gây nên. Mặc dù vậy, trong quá trình xác định trên thực tế, vấn đề này vẫn hết sức rắc rối. Ví dụ nh ngời ta định nghĩa một hành động hỗ trợ lành mạnh của chính phủ là một hành động hỗ trợ mà nhiều ngời, nhiều ngành trong xã hội cùng đợc hởng lợi. Và điều này cũng có nghĩa rằng nếu một hỗ trợ chỉ dành cho một số ngời hoặc một số công ty nhất định thì chắc chắn nó sẽ bị xem là hỗ trợ không lành mạnh. Song điều này là đúng trên lý thuyết nhng trên thực tế vẫn không hoàn toàn dúng nh vậy. Chẳng hạn nh một chính phủ tuyên bố cho phép các công ty đợc đốn cây trong môt khu vực đất công thuộc sơ hữu nhà nớc để làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng. Trên lý thuyết, điều này là dành cho tất cả nhng thực tế rõ ràng chỉ một số ngành có thể sử dụng những u đãi một cách có lợi. Và nh vậy thì vấn đề xác định thế nào là hỗ trợ không lành mạnh trên thực tiễn là vô cùng phức tạp và thờng tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể để xác định. Do đó đây là một nội dung mà nhiều khi kết quả của nó không hẳn lúc nào cũng chính xác và khách quan.

Về vấn đề thứ hai, đó là việc tìm ra những thiệt hại vật chất nếu có và xác định mức độ của nó. Đây là một khâu quan trọng để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa việc hỗ trợ không lành mạnh với những thiệt hại vật

chất do nó gây nên và tính toán mức thuế chống trợ cấp. Trong quá trình này ngời ta gặp phải những vấn đề nảy sinh nh : sự không rõ ràng trong khái niệm “đe doạ thiệt hại vất chất” hay vấn đề tính gộp thiệt hại từ nhiều vụ khác nhau hoặc từ nhiều nớc khác nhau. Những nội dung này xin đợc đề cập trong mục sau khi nói đến vấn đề chống phá giá.

Tóm lại, quá trình điều tra các hoạt động trợ cấp là một chuỗi những công việc hết sức phức tạp và lâu dài. Các bớc tiến hành và thời gian điều tra về chống trợ cấp đợc tổng kết qua bảng dới đây:

Các bớc điều tra chống trợ cấp - CVD

Ngày Các bớc

0 Nộp đơn yêu cầu cho Bộ thơng mại (DOC) và Uỷ ban Th- ơng mại Quốc tế (US I TC)

20 Bắt đầu điều tra 45 ITC sơ bộ xác định

85 Bộ thơng mại sơ bộ xác định 160 Bộ thơng mại kết luận

205 ITC kết luận

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

×