Những nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3.6. Những nguyên tắc cơ bản về quản lý ngân sách xã

a. Nguyên tắc đầy đủ: Điều 6 Luật ngân sách nhà nước (2003) quy định: “Tất cả các khoản thu, chi của ngân sách Nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ”[3]. Thực hiện nguyên tắc trên tất cả các khoản thu chi NSX đều phải được hạch toán đầy đủ vào ngân sách theo đúng Luật NSNN quy định: Quản lý NSX đảm bảo cho các hoạt động thu, chi đúng chính sách chế độ quy định, các khoản thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời và nộp đầy đủ vào ngân sách nhà nước và hạch toán đúng mục lục ngân sách, đúng chế độ kế toán, đồng thời khai thác triệt để mọi nguồn thu, bồi dưỡng phát triển các nguồn thu, phát triển kinh tế xã hội ở xã, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo thêm nhiều nguồn thu mới cho ngân sách xã. Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, phải có dự toán được duyệt và được kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước.

b. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Việc sử dụng nguồn lực tài chính phải tính đến hiệu quả kinh tế xã hội. Tăng cường kỷ luật tài chính, thực hiện tốt kiểm soát chi một cách đồng bộ từ cơ chế chính sách, dự toán, phân bổ ngân sách đến việc cấp phát ngân sách. Thực hiện tiết kiệm triệt để trong chi tiêu ngân sách nhất là trong quản lý hành chính và chi đầu tư XDCB.

c. Nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, phải đảm bảo động viên tối đa nguồn lực trong nhân dân để giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN và nâng cao trách nhiệm giám sát của nhân dân đối với chi tiêu của NSNN nhất là trong chi đầu tư XDCB để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

d. Nguyên tắc ổn định ngân sách và chính quyền cấp xã phải tự chiu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về quản lý ngân sách: Tỷ lệ điều tiết và bổ sung

ngân sách được giao ổn định từ 3 đến 5 năm (gọi là thời kỳ ổn định ngân sách). Trong những năm này chính quyền xã phải chủ động bố trí ngân sách, xây dựng dự toán thu, chi trên cơ sở nhiệm vụ cấp trên giao và tiềm năng thế mạnh của xã, để khai thác hiệu quả các nguồn thu, xây dựng phương án thu ngân sách hàng năm để đáp ứng tốt các nhu cầu chi của xã nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của xã trong năm và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về QLNS ở xã mình.

e. Nguyên tắc công khai tài chính ngân sách: Việc thực hiện công khai tài chính phải được thực hiện theo Thông tư số 01/2002/TT-BTC Của Bộ Tài chính là phải công khai dự toán, quyết toán thu trên địa bàn, tỷ lệ điều tiết, số thu bổ sung ngân sách cấp trên, công khai chi tiết và kết quả hoạt động của các hoạt động tài chính khác hàng năm của xã. Với các hình thức công khai là niêm yết tại trụ sở UBND xã, thông báo trước kỳ họp HĐND xã, và gửi UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trực tiếp quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)