Những mục tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 113)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.2.Những mục tiêu chủ yếu

tiêu phấn đấu đến năm 2016 huyện Đầm Hà cơ bản trở thành huyện đạt các tiêu chí nông thôn mới. Hàng năm huyện phấn đấu có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ: Hàng năm duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân trên 6%; Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%/năm; Các ngành dịch vụ thương mại đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,5%/năm; Thu ngân sách trên địa bàn tăng 10%/năm so với kế hoạch tỉnh giao... ;Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 18.000 tấn, lương thực bình quân đầu người 600kg trở lên. Giá trị sản phẩm trên 1ha canh tác bình quân 100 triệu đồng/năm (theo giá hiện hành). Phấn đấu đến năm 2015 GDP bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010 (khoảng 20 triệu VND/người/năm). Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 7%, có 90% dân số hộ gia đình dùng nước sạch, giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,5‰, giải quyết việc làm bình quân mỗi năm cho 500 lao động trở lên, đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn hàng năm từ 200 lao động trở lên. Có 80% số trường tiểu học, 70% trường trung học cơ sở, 2 trường mầm non và 01 trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Huy động 90% trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ, 100% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo, 100% trẻ em 6 tuổi vào lớp 1. Từng bước tiến hành phổ cập giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn huyện. 100% xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia về y tế. Phấn đấu đến năm 2015 có 85% số thôn, phố đạt danh hiệu làng văn hóa, khu phố văn hóa; 100% cơ quan đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa, 90% trở lên số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100% số thôn xóm có nhà văn hoá, 100% số xã thị trấn có nhà văn hóa đạt chuẩn nông thôn mới, 100% kênh tưới cấp I, II được kiên cố hoá.

4.3. Định hƣớng, mục tiêu quản lý NSNN cho cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà giai đoạn 2012 - 2016

4.3.1. Định hướng quản lý NSX

Để thực hiện các mục tiêu cơ bản giai đoạn 2012 - 2016, thúc đẩy kinh tế Đầm Hà tăng trưởng thì công tác quản lý NSNN trên địa bàn nói chung và quản lý NSX trên địa bàn nói riêng cần thiết phải được xây dựng hoàn thiện theo định

Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động NSX trên địa bàn huyện.

Việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN nói chung, NSX nói riêng trên địa bàn huyện Đầm Hà phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN của Chính phủ và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế nói chung, gắn với đặc thù của từng địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp QLNS cho các xã, thị trấn theo hướng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội, gắn với sự phân chia quyền lợi về kinh tế - xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cho các xã, thị trấn để tăng cường tính chủ động của cơ sở, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm xá.

Đổi mới công tác quản lý thu - chi ngân sách theo hướng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhưng không làm suy yếu nguồn thu quan trọng mà phải bồi dưỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình ngân sách từ khâu lập dự toán, chấp hành ngân sách đến khâu quyết toán NSX đảm bảo NSX được quản lý chặt chẽ, hiệu quả.

Từng bước giảm tỷ trọng nguồn trợ cấp cân đối từ ngân sách cấp trên tại các xã, thị trấn. Góp phần phát triển sản xuất ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá nông thôn.

có hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của các xã, thị trấn nhằm tạo, nuôi dưỡng và khai thác nguồn thu ổn định vững chắc. Thực hiện nghiêm Luật NSNN, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tăng cường pháp chế đảm bảo cho pháp luật nghiêm minh tới từng quan hệ tài chính. Nâng cao trình độ cán bộ QLNS từ huyện đến cơ sở.

Thu đúng, thu đủ, phấn đấu tăng thu tại địa bàn hàng năm tăng 10% so với kế hoạch tỉnh giao, đến năm 2015 số thu trên địa bàn đạt trên 50 tỷ/năm.

Thực hiện chi tiết kiệm và có hiệu quả để nâng cao giá trị gia tăng đầu ra từ các hoạt động sử dụng NSNN cũng như tiế t kiệm trong sử dụng NSNN . Sử dụng đúng mục đích NSNN, không vì nhu cầu chi NSNN lớn mà có thể lựa chọn tùy tiện các lĩnh vực, dự án được sử dụng vốn từ NSNN . Giảm chi phí quản lý NSNN bằng cách kích thích , động viên các chủ thể kinh t ế sử dụng vốn hiệu quả , tiết kiệm, ưu tiên các phương pháp đã được thử nghiệm trong thực tế như khoán chi hành chính , thưởng do tiết kiệm chi NSNN… Ưu tiên chi cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chi sự nghiệp giáo dục, y tế, chi hỗ trợ sản xuất... Từng bước nâng dần khả năng tự cân đối ngân sách, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như cơ sở.

4.3.3. Nguyên tắc quản lý NSX

Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói trên, công tác quản lý NSX cần quán triệt nguyên tắc chủ yếu sau đây:

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, tạo nguồn thu vững chắc, nghĩa là phải đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động; có chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tăng khả năng tích luỹ, sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, để từ đó ổn định và tăng được nguồn thu cho ngân sách.

chống tham nhũng; trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán; đổi mới cơ cấu chi ngân sách huyện phù hợp với địa bàn đồng thời đảm bảo định mức của tỉnh, thực hiện thu, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn vào nền nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính ngân sách tại các xã, thị trấn, đảm bảo đủ năng lực phát triển.

- Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc QLNS. Đảm bảo phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của ngân sách, đảm bảo hành lang pháp lý cho các xã, thị trấn phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác QLNS. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế tạo môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết hài hoà giữa lợi ích kinh tế Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.

- Chi ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để giảm bớt gánh nặng NSNN đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của cơ sở; đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN chi cho đầu tư phát triển; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện.

4.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cho cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà

4.4.1. Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã

Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường nên sự phân hoá giầu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề bức thiết đối với người nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với người nông dân, vấn đề đó

nông thôn. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tài sản thế chấp, vì vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho người nghèo thông qua các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ.. làm căn cứ để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người nông dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó các xã phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính để đưa công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Các xã nên có chính sách cho thuê địa điểm SXKD. Và miễm giảm thuế cho những hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa phương, tạo điều kiện cho họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điểm hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập cho nhân dân.

Diện tích đất chưa sử dụng trên toàn huyện vẫn còn nhiều (còn 6.007 ha. Trong đó đất bằng chưa sử dụng 2.129,1 ha; đất đồi núi chưa sử dụng 3.877,9 ha) nên phấn đấu sớm đưa đất này vào sử dụng. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện 21.972 ha. (Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 5.171,8 ha; đất lâm nghiệp là 16.005,2 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 794.4 ha) nhưng quy hoạch còn manh mún, hiệu quả đầu tư chưa cao, trong thời gian tới cần quy hoạch thành các vùng sản xuất tập trung có chất lượng cao gắn với mô hình nông thôn mới như quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại các xã ven biển; quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại các xã để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tại các xã trung du; quy hoạch vùng lúa chất lượng cao tại xã Đầm Hà, Đại Bình... Thêm vào đó các xã cũng phải tác động, khuyến khích đưa công nghiệp hoá vào sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhỏ ở địa phuơng như: Sửa chữa cơ khí, các cơ sở xay xát, duy trì các làng nghề truyền thống; kết hợp với mở hệ thống thương mại dịch vụ ở các vùng nông thôn, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người lao động tăng và hiệu quả SXKD cao thì theo đó số thu ngân sách

phát triển kinh tế, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng cũng là lúc nó quay lại phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

4.4.2. Tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã

- Con người là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác. Cùng với quá trình phát triển chung, các cơ chế chính sách về tài chính cũng như những biến đổi ngày càng phức tạp đòi hỏi trình độ cán bộ quản lý ngày càng cao. Vì vậy phải thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ QLNS xã cả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

- Một trong những tồn tại trong quản lý NSX ở huyện Đầm Hà là trình độ cán bộ xã còn yếu, chưa đồng đều. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay khi luật NSNN và chế độ kế toán NSX ngày càng hoàn thiện, đòi hỏi cán bộ xã phải có trình độ, để quản lý tốt NSX. Vì vậy cần nhanh chóng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã.

Đề nghị Sở Tài chính thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán NSX cho các đối tượng là kế toán NSX và công tác quản lý NSX cho các đối tượng là chủ tài khoản.

- Đối với Chủ tịch xã, bên cạnh tư cách là người đứng đầu cơ quan chính quyền cấp cơ sở, Chủ tịch xã còn là người chủ tài khoản của ngân sách cấp mình. Do vậy, ngoài những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý tài chính, pháp luật, Chủ tịch xã còn phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Huyện nên tổ chức các lớp tập huấn nhằm bồi dưỡng và nâng cao nhận thực xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đại diện cho chính quyền Nhà nước ở các cơ sở.

- Cán bộ làm công tác chuyên trách NSX ở Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải có năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn về quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt phải có tác phong sâu sát với cơ sở, thường xuyên nắm bắt các vấn đề về quản lý NSX, giúp UBND huyện và phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chỉ đạo các xã đẩy mạnh công tác quản lý NSX, đưa công tác quản lý NSX vào nền nếp và có chất lượng ngày càng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo cho pháp luật nghiêm minh tời từng quan hệ tài chính, thực hiện việc tuyên truyền các chính sách chế độ tới từng người dân để họ hiểu biết và thực hiện, có chính sách động viên khuyến khích bằng vật chất và tinh thần kịp thời cho những người thực hiện thu nộp ngân sách tốt, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh kịp thời những người không chấp hành chính sách chế độ và nghĩa vụ với Nhà nước.

Xã nên quy định cụ thể nội quy, quy chế phù hợp với đặc điểm, điều kiện riêng của từng xã, coi đó là quy chế mà mỗi người dân trong xã phải thực hiện, nếu vi phạm sẽ có chế độ xử phạt thích đáng để đưa xã đi vào kỷ cương mà mỗi người dân trong xã thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã, gắn bó với sự phát triển của xã nhiều hơn nữa.

4.4.4. Về công tác lập dự toán ngân sách xã

Xét trong quy trình ngân sách, thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSX nói riêng. Khâu lập dự toán

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 90 - 113)