Trình tự lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.3.7. Trình tự lập, chấp hành và quyết toán ngân sách xã

a. Trình tự lập và căn cứ lập dự toán ngân sách xã

- Lập dự toán NSX là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm xác lập các chỉ tiêu thu, chi NSX dự kiến có thể đạt được kỳ kế hoạch xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính và hành chính để đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đó.

- Các căn cứ chủ yếu để lập dự toán ngân sách xã :

+ Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã kỳ kế hoạch. Hàng năm phải dựa vào mức tăng trưởng của mỗi ngành nghề để dự đoán mức độ gia tăng của mỗi nguồn thu cho NSX.

+ Căn cứ những quy định chung về phân cấp quản lý kinh tế xã hội và phân cấp quản lý NSNN hiện đang có hiệu lực.

+ Căn cứ các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu về phí, lệ phí, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định, các chế độ, chính sách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi NSNN năm.

+ Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán NSX năm báo cáo và các năm trước đó để thống kê và phát hiện ra những hiện tượng trong quá trình quản lý thu, chi NSX thường xuyên xảy ra.

- Trình tự lập dự toán ngân sách xã:

+ Tiếp nhận số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên giao.

+ Lập dự toán thu ngân sách xã. + Lập dự toán chi ngân sách xã.

b. Chấp hành dự toán ngân sách xã

Chấp hành dự toán ngân sách là quá trình sử dụng tổng hoà các biện pháp kinh tế, tài chính, hành chính biến các chỉ tiêu đã được ghi trong dự toán trở thành hiện thực. Trước hết phải căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo mục lục NSNN, gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.

* Chấp hành thu ngân sách xã

- Tổ chức thu Ngân sách xã theo dự toán được giao theo các bước sau:

+ Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời.

+ Đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc của ban tài chính xã, lập giấy nộp tiền đến Kho bạc Nhà nước để nộp trực tiếp vào NSNN.

- Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại Kho bạc theo chế độ quy định thì:

+ Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan thuế, cơ quan thuế thu, sau đó lập giấy nộp tiền vào Kho bạc nhà nước. Trường hợp cơ quan thuế uỷ quyền cho Ban tài chính xã thu, thì cũng thực hiện theo quy trình trên và được hưởng phí uỷ nhiệm thu theo chế độ quy định.

chính xã thu, sau đó lập giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định nếu là các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định phải hoàn trả khoản thu NSX, Kho bạc Nhà nước xác nhận số tiền đã thu vào NSX của các đối tượng nộp trực tiếp hoặc Chuyển khoản vào Kho bạc, đối với đối tượng nộp qua cơ quan thu thì cơ quan thu xác nhận để Ban Tài chính xã làm căn cứ hoàn trả.

* Chấp hành chi ngân sách xã

- Trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc quản lý chi NSX:

+ Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc xã chi đúng dự toán giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệm có hiệu quả; Lập dự toán sử dụng kinh phí hàng quý (có chia tháng) gửi Ban Tài chính xã. Khi có nhu cầu chi làm thủ tục đề nghị Ban tài chính xã rút tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc quỹ tại xã để thanh toán; Chấp hành đúng quy định pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với Ban Tài chính xã và công khai kết quả thu chi của tổ chức, đơn vị.

+ Đối với Ban Tài chính xã: Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức, đơn vị, bố trí theo nguồn dự toán năm và dự toán quý để đáp ứng nhu cầu chi, trường hợp nhu cầu chi lớn hơn thu trong quý cần có biện pháp đề nghị cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung hoặc tạm thời sắp xếp lại nhu cầu chi phù hợp với nguồn thu, theo nguyên tắc đảm bảo chi lương, có tính chất lương đầy đủ, kịp thời; Kiểm tra giám sát thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ quy định.

+ Đối với Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

- Việc thực hiện chi ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc:

+ Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách.

+ Đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định.

+ Được chủ tịch UBND xã hoặc người uỷ quyền quyết định chi.

c. Kiểm tra, quyết toán ngân sách xã : Quyết toán NSX là công việc cuối cùng của chu trình quản lý NSX bao gồm: Quyết toán thu và quyết toán chi ngân sách.

- Hàng năm Ban Tài chính và NSX có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi NSX trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài Chính - Kế hoạch có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu, chi NSX, nếu có sai sót phải báo cáo với UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.

- Ban Tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hạch toán kế toán và quyết toán NSX theo mục lục NSNN và chế độ kế toán NSX hiện hành (theo Quyết định số 141/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã; Quyết định 208/2003/QĐ-BTC ngày 15/12/2003 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về việc sửa đổi bổ sung một số điểm chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành theo Quyết định 141/2001/QĐ- BTC ngày 21/12/2001).

- Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX hết ngày 31/01 năm sau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)