6. Kết cấu của luận văn
1.1.3.5. Nội dung chính của công tác quản lý ngân sách xã
a. Về thu: Nguồn thu ngân sách xã gồm:
- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100%: Các khoản thu NSX hưởng 100% là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư phát triển. Căn cứ vào nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các khoản thu, chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
+ Thu về xử lý vi phạm hành chính.
+ Thu về phí, lệ phí theo thẩm quyền của xã.
+ Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSX theo quy định. + Các khoản thu đóng góp của các tổ chức, các cá nhân cho xã gồm: Các khoản huy động, vận động đóng góp của tổ chức, cá nhân theo pháp luật quy định; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác.
+ Thu về quản lý, sử dụng tài sản công.
+ Viện trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho xã. + Các khoản thu khác của xã theo quy định của pháp luật. + Thu kết dư ngân sách năm trước.
- Các khoản thu ngân sách xã được hưởng, phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) giữa ngân sánh xã với ngân sách cấp trên: Theo quy định của Luật NSNN thì các khoản thu này gồm: Thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ.
Các khoản thu trên tỷ lệ NSX được hưởng tối thiểu là 70%. Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã HĐND cấp tỉnh có thể quy định tỷ lệ ngân sách xã được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%. Ngoài các khoản thu phân chia như trên NSX còn được HĐND các cấp bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật ngân sách nhà nước đã dành 100% cho NSX và các khoản thu NSX được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối được nhiệm vụ chi.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % này được điều chỉnh theo từng giai đoạn để phù phợp cho mỗi cấp ngân sách ở địa phương.
- Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm: Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệnh giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (gồm các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ). Số bổ sung cân đối này được xác định từ đầu thời kỳ ổn định ngân sách và được giao từ 3 đến 5 năm; Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
b. Về chi: HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NSX. Căn cứ vào chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách, chế độ về hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở xã và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã khi phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, HĐND tỉnh xem xét cho NSX thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:
* Chi thường xuyên: Là các khoản chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã; chi cho công tác quốc phòng an ninh; chi cho công tác xã hội; chi hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình do xã quản lý; chi hỗ trợ các hoạt động giáo dục, y tế thuộc trách nhiệm của chính quyền xã trên địa bàn xã; chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế; các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
* Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi để sử dụng vào các công việc như xây dựng, cải tạo đường giao thông, công trình nước sạch, bảo vệ môi trường, các công trình phúc lợi; chi để xây dựng sửa chữa các công trình văn hoá, thể thao, khu vui
chơi giải trí trên địa bàn xã. Ngoài ra khoản chi này còn được sử dụng để xây dựng, sửa chữa, cải tạo trụ sở HĐND và UBND, trụ sở cấp uỷ và các tổ chức đoàn thể.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật. Khoản chi này chủ yếu nhằm phục vụ các chức năng của cơ quan chính quyền ở địa phương nhằm duy trì và phát triển hoạt động bình thường tại xã.