Tình hình sản xuất lạc của huyện trong một số năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của Hữu Lũng, Lạng Sơn từ năm 2001 - 2009 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2001 640,0 15,6 1000 2002 513,0 14,4 704 2003 466,0 13,3 620 2004 684,6 14,7 1005 2005 704,8 16,0 1128 2006 661,0 13,1 865 2007 760,0 18,2 1384 2008 995,1 17,7 1761 2009 764,0 17,2 1314
Nguồn: Phòng thống kê, phòng NN&PTNT huyện Hữu Lũng
Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2001 trở lại đây, diện tích trồng lạc của huyện có tăng nhưng tốc độ chậm và không đều, thậm chí có năm diện tích còn giảm mạnh (năm 2002, 2003). Năng suất lạc của huyện nhìn chung còn rất thấp, cao nhất là 18,2 tạ/ha vào năm 2007. Sản lượng tăng từ năm 2004, 2005. Sau đó, năm 2006 lại giảm mạnh do năng suất lạc giảm. Nhưng từ 2007 đến nay, cả năng suất và sản lượng đều tăng khá. Những năm trước đây, chủ yếu trồng các giống lạc địa phương, năng suất thấp. Gần đây, do áp dụng nhiều các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là đưa các giống lạc mới có năng suất cao như L14, MD7... nên sản lượng lạc đã tăng lên đáng kể.
Năm 2001, diện tích lạc toàn tỉnh là 1500 ha, năng suất 14 tạ/ha, trong đó diện tích lạc của huyện là 640 ha, chiếm 42,7% diện tích trồng lạc toàn tỉnh, năng suất đạt 15,6 tạ/ha, cao hơn năng suất lạc của tỉnh. Năm 2005, diện tích trồng lạc của tỉnh là 1800 ha, huyện 704,8 ha, chiếm 39,2% diện tích của cả tỉnh, năng suất đạt 16 tạ/ha, cao hơn năng suất toàn tỉnh là 1,6 tạ/ha. Đến năm 2009,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tổng diện tích lạc toàn tỉnh là 2400 ha, năng suất bình quân đạt 14,6 tạ/ha, diện tích lạc của huyện là 764 ha, (chiếm trên 9,3% diện tích lạc toàn tỉnh), năng suất đạt 17,2 tạ/ha, cao hơn 2,6 tạ/ha so với năng suất bình quân của tỉnh, sản lượng đạt 1314 tấn. Như vậy, sản suất lạc của Hữu Lũng so với các huyện khác trong tỉnh là tương đối mạnh. Nhưng so với các tỉnh khác thì còn rất thấp. Ví dụ năm 2009, Bắc Giang năng suất lạc là 20,6 tạ/ha, sản lượng là 23100 tấn; Nghệ An năng suất đạt 22,3 tạ/ha, sản lượng đạt 53000 tấn... (theo số liệu của tổng cục thống kê).
Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số xã điển hình của huyện, sau khi tổng hợp kết qủa điều tra cho thấy, nguyên nhân hạn chế sản xuất lạc ở Hữu Lũng là:
- Thiếu bộ giống có năng suất cao phù hợp cho các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Từ thực tế điều tra, chúng tôi thấy các giống lạc mới đưa vào sản xuất ở Hữu Lũng còn ít, hầu hết các xã chỉ trồng bằng giống đỏ Bắc Giang.
- Lượng phân hữu cơ, phân khoáng (đặc biệt là hàm lượng K2O) và vôi bón bổ sung cho lạc còn thấp so với tiêu chuẩn ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo (Bón 5000 kg phân chuồng + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột cho 1 ha). Hầu hết các hộ nông dân không quen bón vôi cho lạc, bón phân theo cảm tính chứ không bón theo nhu cầu của cây. Do vậy, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cung cấp cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc dẫn đến năng suất thấp và nhiều sâu bệnh.
- Người dân thường có thói quen gieo trồng không đúng khoảng cách, mật độ. Phần đa trồng thưa hơn so với quy trình gây lãng phí đất, giảm năng suất trên đơn vị diện tích.
Hữu Lũng có tổng diện tích đất trồng lúa là 7871 ha. Trong đó diện tích đất một vụ là 3120 ha, chiếm 39,64%, có thành phần cơ giới nhẹ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng diện tích lạc trên đất một vụ lúa của huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Huyện đã có định hướng trong những năm tới khuyến cáo nông dân đưa cây lạc vào công thức luân canh với lúa, đồng thời chuyển một số diện sản xuất lúa năng suất thấp, không chủ động nước tưới sang trồng lạc.
Điều kiện thời tiết khí hậu ở Hữu Lũng thuận lợi cho phát triển cây lạc và thu nhập từ cây lạc cao hơn so với trồng lúa, ngô, khoai lang. Do vậy được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Những năm gần đây việc tiêu thụ sản phẩm lạc ở địa phương tương đối thuận lợi.
Hiện nay các cơ quan nghiên cứu đã chọn tạo được nhiều giống lạc tốt có tiềm năng cho năng suất cao, thích ứng rộng, kháng sâu bệnh, đây là điều kiện thuận lợi để địa phương tiếp cận sản xuất thử nhằm chọn lựa giống cho vùng.
Huyện cần có cơ chế chính sách khuyến khích nông dân phát triển cây lạc trong những năm tới. Giao chỉ tiêu về diện tích, sản lượng cho các xã để các địa phương phấn đấu phát triển. Hỗ trợ một phần giống, vật tư cho nông dân.
Mạnh dạn đầu tư cho việc du nhập giống mới để khảo nghiệm chọn ra những giống có năng suất cao, kháng bệnh khá, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương bổ sung vào cơ cấu giống của huyện.
Quy hoạch vùng trồng lạc lớn, tập trung để dễ quản lý và tiện cho việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Đẩy mạnh và phát triển vụ lạc Thu Đông để cung cấp nguồn giống chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ Xuân năm sau.
Bón bổ sung phân hữu cơ và các loại phân khoáng cân đối và hợp lý, gieo trồng mật độ thích hợp nhằm không ngừng nâng cao năng suất lạc một cách bền vững.