Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc ở vụ Xuân

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc trên đất một vụ lúa tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 63)

- Nguồn gốc: Giống lạc TB25 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tháng 6/2008.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc ở vụ Xuân

giống lạc ở vụ Xuân 2009

Khả năng mọc mầm của các giống lạc cao hay thấp sẽ quyết định mật độ cây và từ đó ảnh hưởng đến năng suất của lạc. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển tiếp theo của cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống, kỹ thuật canh tác, đất đai và đặc biệt là yếu tố khí hậu của từng vùng sinh thái cụ thể.

Theo dõi về khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ Xuân 2009 tại huyện Hữu Lũng, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ Xuân 2009

Công thức Giống Tỷ lệ mọc mầm (%)

Giai đoạn sinh trƣởng Thời gian sinh trƣởng (ngày) Gieo đến mọc (ngày) Mọc đến ra hoa (ngày) Thời gian ra hoa (ngày) 1 (Đ/c) Đỏ BG 91,0 15 33 40 123 2 MD9 92,3 17 32 35 125 3 L23 93,6 16 30 32 120 4 TB25 90,5 17 32 30 123 5 A09 95,1 18 30 30 120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ các kết quả thu được ở bảng số liệu 3.1, chúng tôi nhận thấy:

Vào tháng 3, trong khoảng thời gian từ gieo đến mọc, nhiệt độ còn thấp (trung bình 19,90C), lượng mưa thấp nên các giống lạc mọc tương đối chậm. Thời gian gieo đến mọc của lạc dao động từ 15 - 18 ngày. Giống mọc sớm nhất là giống đối chứng Đỏ Bắc Giang (15 ngày). Các giống thí nghiệm khác đều mọc chậm hơn giống đối chứng 1 - 3 ngày, giống A09 mọc muộn nhất (18 ngày).

Tuy nhiên, do chất lượng hạt giống tốt và ẩm độ trung bình đạt 82,2% thích hợp cho quá trình nảy mầm của hạt nên các giống vẫn có tỉ lệ nảy mầm khá cao (91,0 - 95,1%), cao nhất là giống lạc A09 tỷ lệ nảy mầm đạt tới 95,1% cao hơn so với giống đối chứng đỏ Bắc Giang (91,0%) là 4,1%. Thấp nhất là TB25 giống này có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn giống đối chứng 0,5%, các giống MD9 (92,3%); L23 (93,6%) là những giống nảy mầm tương đối tốt so với lạc đỏ Bắc Giang (đối chứng).

Vào thời gian này, một số đợt mưa nhỏ xuất hiện, nhiệt độ tăng trung bình đạt 23,30C, thời tiết ấm áp, ẩm độ cao (83%) nên lạc sinh trưởng, phát triển khá thuận lợi. Thời gian ra hoa của các giống lạc tham gia thí nghiệm dao động từ 30 - 33 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm đều ra hoa sớm hơn giống đối chứng từ 1 đến 3 ngày. Giống A09 và L23 ra hoa sớm nhất (30 ngày), sớm hơn giống đối chứng là 3 ngày.

Thời gian ra hoa là thời gian từ lúc lạc bắt đầu ra hoa đến khi lạc tắt hoa. Thời gian ra hoa ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của lạc. Thời gian ra hoa có sự dao động giữa các giống. Thời gian ra hoa của các giống nằm gọn trong tháng 4, vì khi đó các yếu tố khí tượng như nhiệt độ đã tăng cao, lượng mưa tăng hơn so với các giai đoạn trước, rất thuận lợi cho sự ra hoa của lạc nên hầu hết ở các giống, lạc ra hoa tương đối tập trung với thời gian ra hoa dao động từ 30 - 40 ngày. Tất cả các giống thí nghiệm đều có thời gian ra hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngắn hơn giống đối chứng từ 5 - 10 ngày. Giống có thời gian ra hoa ngắn nhất (30 ngày) là TB25 và A09. Các giống MD9, L23 có thời gian ra hoa dài hơn (32, 35 ngày).

Thời gian sinh trưởng của các giống lạc dao động từ 120 - 125 ngày. Trong đó giống MD9 có thời gian sinh trưởng dài nhất là 125 ngày, dài hơn giống đối chứng 2 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là L23 và A09 (120 ngày), ngắn hơn giống đối chứng 3 ngày. Giống TB25 có thời gian sinh trưởng bằng giống đối chứng (123 ngày).

Nhìn chung các giống lạc tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng trung bình (120 - 125 ngày). Với thời gian sinh trưởng như vậy, các giống này đều có thể gieo trồng được trong vụ xuân tại vùng đất một vụ lúa của huyện Hữu Lũng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc trên đất một vụ lúa tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)