- Nguồn gốc: Giống lạc TB25 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tháng 6/2008.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống L23 vụ Xuân
năng suất của giống L23 vụ Xuân 2010
Năng suất lạc được quyết định do tổng số cây trên đơn vị diện tích, số quả chắc của mỗi cây và khối lượng quả, hạt.
Kinh nghiệm thực tế trồng lạc ở nước ta cho thấy là nâng cao mật độ trồng lạc một cách hợp lý là mấu chốt để tăng năng suất lạc.
Ở Hữu Lũng, người dân có thói quen trồng lạc với mật độ 35 x 10 cm. Như vậy so với mật độ chuẩn (tiêu chuẩn ngành 10TCN 340 : 2006) là thưa, năng suất chưa cao. Trong vụ Xuân 2010 này, chúng tôi đã tiến hành trồng thí nghiệm ở đây với nhiều mật độ khác nhau và thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.10:
3.2.4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến tổng số quả/cây
Tổng số quả trên cây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lạc. Về lý thuyết, tổng số quả trên cây càng lớn năng suất lạc càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì năng suất lạc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số quả chắc, trọng lượng quả… Qua bảng 3.10 cho nhận xét:
So với công thức đối chứng, tổng số quả/cây ở các công thức 1, 2 và 3 thấp hơn từ 1,1 đến 6,7 quả/cây là chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Tổng số quả ở công thức 4 cao hơn đối chứng 0,2 quả/cây, sự sai khác này là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Như vậy tổng số quả/cây ở công thức 4 và công thức đối chứng là tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đếnnăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L23 vụ Xuân 2010 Công thức Tổng số quả/cây Số quả chắc/cây Tỷ lệ quả 1 nhân (%) Tỷ lệ quả 3 nhân (%) P 100 quả (g) P 100 hạt (g) Tỷ lệ hạt/quả (%) NS cá thể (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 11.1 8.1 9.6 4.5 171.2 70.1 67.6 10.9 54.3 19.6 2 13.5 10.0 14.1 0.0 171.5 69.6 68.4 14.2 56.6 24.4 3 16.7 13.6 9.2 1.5 172.5 75.6 69.8 20.5 67.5 29.8 4 18.0 13.8 8.7 0.2 173.6 75.5 69.5 21.0 52.4 19.3 5(Đ/c) 17.8 13.6 10.1 0.0 173.9 75.3 69.6 20.6 59.7 23.3 CV% 3.6 2.3 0.2 0.5 0.2 2.7 3.2 4.5 LSD 5% 1,0 0.5 0.7 0.6 0.3 0.9 3.5 2.0 62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.2. Ảnh hưởng của mật độ đến số quả chắc/cây
Số quả chắc/cây là yếu tố quyết định đến năng suất lạc. Số quả chắc phần lớn phụ thuộc vào số hoa nở và được thụ phấn, thụ tinh trong thời kỳ lạc ra hoa rộ. Lạc ra hoa càng nhiều và tập trung thì số quả chắc càng nhiều.
Qua số liệu ở bảng 3.10 cho nhận xét:
Số quả chắc/cây ở công thức 1, 2 thấp hơn so với đối chứng từ 3,6 đến 5,5 quả/cây là chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Số quả chắc/cây ở công thức 3 và 4 tương đương với công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả
Khối lượng quả cũng là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất lạc, khối lượng quả càng lớn thì năng suất lạc càng cao và ngược lại. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả (bảng 3.10) cho nhận xét:
Khối lượng 100 quả ở công thức 1, 2 và 3 thấp hơn đối chứng từ 1,2 đến 2,7 g chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Khối lượng 100 quả ở công thức 4 và đối chứng là tương đương nhau (sự sai khác không có ý nghĩa) và cao hơn các công thức khác chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.4. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 hạt
Khối lượng hạt phụ thuộc chủ yếu vào quá trình tích lũy chất khô của hạt trong thời kỳ chín. Chất khô dự trữ ở hạt chủ yếu là lipid và protein, các chất dự trữ này được tổng hợp ngay ở hạt từ các loại đường khử được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng như thân, cành và sản phẩm quang hợp được hình thành từ lá. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 hạt (bảng 3.10) cho nhận xét:
Ở công thức 1 và 2 có khối lượng 100 hạt thấp hơn đối chứng từ 5,2 đến 5,7 g chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Các công thức 3, 4 có khối lượng 100 hạt cao hơn đối chứng từ 0,2 đến 0,3 g. Theo kết quả xử lý số liệu thì sự sai khác này không có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy các công thức 3, 4 và đối chứng có khối lượng 100 hạt tương đương nhau và cao hơn công thức 1, 2 chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.5. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ hạt/quả
Tỷ lệ hạt là chỉ tiêu chủ yếu có ý nghĩa về khía cạnh thương mại và ít có ảnh hưởng đến năng suất lạc. Tỉ lệ hạt/quả phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm giống, đồng thời còn phụ thuộc vào quá trình tích lũy chất khô của hạt trong thời kỳ chín. Trong thời kỳ chín của hạt, quá trình tích lũy chất khô của hạt càng thuận lợi thì hạt có khối lượng càng lớn, tỷ lệ hạt/quả càng cao. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ hạt/quả (bảng 3.10) cho nhận xét:
So với công thức đối chứng, trong các công thức mật độ thì chỉ có công thức 1 và 2 là có tỉ lệ hạt/quả thấp hơn (thấp hơn 1,2 - 2,0%) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Các công thức mật độ còn lại đều có tỉ lệ hạt/quả tương đương với đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.6. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất cá thể
Năng suất cá thể là khối lượng quả khô của một cây cân được ở thời kỳ sau thu hoạch. Năng suất cá thể cho ta biết năng suất lý thuyết và là tiền đề để dự đoán năng suất thực thu của giống. Năng suất cá thể thấp thì năng suất lý thuyết thấp và dự báo năng suất thực thu thấp.
Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến năng suất cá thể ở bảng số liệu 3.10 cho nhận xét:
Năng suất cá thể của lạc ở công thức 1 và 2 thấp hơn 6,4 - 9,7g so với công thức đối chứng, thấp hơn chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Công thức 3 và 4 có năng suất cá thể tương đương nhau và tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.7. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết
Trong thực tế sản xuất thì không bao giờ có thể đạt đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết chỉ tiềm năng của giống, chúng ta luôn cố gắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tìm mọi cách (áp dụng các biện pháp kỹ thuật ngày càng hiện đại) để có thể tiến đến tiệm cận với tiềm năng ấy. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ gieo trồng. Năng suất cá thể cao, mật độ gieo trồng dày thì năng suất lý thuyết cao.
Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết của giống ở bảng 3.10 ta thấy:
Công thức 1 và công thức 4 cho kết quả năng suất lý thuyết thấp nhất. So với đối chứng thấp hơn 5,4 - 7,3 tạ/ha là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Công thức 3 cho kết quả năng suất lý thuyết cao nhất. So với đối chứng cao hơn 7,8 tạ/ha là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Công thức 2 cho kết quả năng suất lý thuyết cũng thấp hơn đối chứng từ 3,1 tạ/ha là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
3.2.4.8. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu
Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với sản xuất. Việc gieo trồng có mang lại hiệu quả kinh tế hay không là do chỉ tiêu này quyết định.
Năng suất thực thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan như giống, mật độ trồng và chế độ chăm sóc, bón phân. Các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, khí hậu… Chính vì có các yếu tố khách quan mà cho dù con người có cố gắng đến đâu thì cũng khó có thể thu được năng suất thực đúng với tiềm năng của giống.
Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu của giống ở bảng 3.10 cho thấy:
Công thức 1 và công thức 4 cho kết quả năng suất thực thu thấp hơn đối chứng từ 3,7 - 4,0 tạ/ha là chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Công thức 2 cho kết quả năng suất thực thu cao hơn đối chứng 1,1 tạ/ha, nhưng không chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Có nghĩa là năng suất thực thu ở công thức 2 tương đương với đối chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Riêng chỉ có công thức 3 là cho năng suất thực thu cao nhất, cao hơn 6,5 tạ/ha so với đối chứng và chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Như vậy, qua số liệu bảng 3.10 và biểu đồ 3.5 ta thấy:
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống lạc L23 trong vụ Xuân 2010 vừa qua chênh lệch nhau khá lớn. Đối với giống L23 trồng trong vụ Xuân 2010 trên đất một vụ lúa tại Hữu Lũng, Lạng Sơn thì khi trồng với mật đột tăng dần từ 25 cây/m2
đến 33 cây/m2 thì năng suất tăng dần và đạt cao nhất ở công thức mật độ trồng 33 cây/m2. Khi mật độ tăng cao hơn từ 33 cây/m2 đến 50 cây/m2 thì năng suất lại giảm dần.
Biểu đồ 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các công thức trồng giống lạc L23 ở mật độ khác nhau vụ Xuân 2010