Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc trên đất một vụ lúa tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 32)

Ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều nên năng suất còn thấp. Trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích lạc tăng bình quân 7%/năm, sản lượng tăng 9%/năm. Từ năm 1990 - 1995,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sản xuất lạc tăng cả về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp, chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha. Những năm từ 1996 - 1998 diện tích và sản lượng lạc tăng rõ rệt, năng suất đạt gần 1,5 tấn/ha.

Theo Ngô Thế Dân và CS, (2000) [5], sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1998 chia làm 4 giai đoạn:

- Từ năm 1975 - 1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2,0%/năm. Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%. Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển.

- Từ năm 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ 91,8 ngàn ha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha năm 1987. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6% năm đến 24,8% năm.

Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8 - 9,7 tạ/ha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống.

- Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2,0% năm và sau đó phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988 - 1989.

- Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8% so với 1994 và sản lượng tăng 25%. Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1998 - 2008 Năm Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000tấn) 1998 269,4 14,3 386,0 1999 247,6 12,9 318,1 2000 244,9 14,5 355,3 2001 244,6 14,8 363,1 2002 246,7 16,2 400,4 2003 243,8 16,7 406,2 2004 263,7 17,8 469,0 2005 269,6 18,2 489,3 2006 249,3 18,6 464,8 2007 254,6 19,8 505,0 2008 260,0 20,9 530,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2009 [31]

Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy: Trong giai đoạn từ 1998 - 2008, sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, diện tích, năng suất và sản lượng có chiều hướng tăng. Năm 2008 đạt 260 nghìn ha, năng suất đạt cao 20,9 tạ/ha, sản lượng 530 nghìn tấn, tăng 144 nghìn tấn so với năm 1998.

Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc chính như sau:

Vùng I: Đồng Bằng sông Hồng

Vùng II: Trung du và miền núi phía Bắc

Vùn III: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Vùng IV: Tây Nguyên

Vùng V: Đông Nam Bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng lạc ở 6 vùng sản xuất lạc của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2008

- Diện tích: Nghìn ha Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I 31.6 34.0 32.7 33.5 33.2 34.1 36.5 37.6 33.0 34.7 34.5 II 34.1 35.8 35.9 36.9 36.2 36.3 39.3 42.8 41.6 44.2 50.8 III 107.2 106.6 104.4 109.1 105.8 105.1 111.3 116.0 107.1 111.2 107.2 IV 19.5 18.9 21.9 23.0 25.4 24.3 25.3 24.5 23.1 21.0 19.9 V 60.7 42.4 41.1 34.0 35.9 33.8 38.4 34.8 29.9 29.8 29.7 VI 16.3 9.9 8.9 8.1 10.2 10.2 12.9 13.9 12.0 13.6 13.9 - Năng suất: Tạ/ha Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I 13.7 13.4 17.0 17.6 18.4 19.9 21.9 21.2 22.3 22.5 23.9 II 10.6 9.5 11.0 12.2 12.2 12.8 15.9 15.0 14.4 15.9 17.1 III 12.8 12.0 13.3 13.4 15.3 15.4 16.5 16.0 17.3 18.3 19.0 IV 10.1 10.8 11.6 12.5 10.9 13.9 6.8 13.3 14.3 15.7 16.2 V 19.5 17.8 18.5 19.9 22.7 21.3 23.8 24.5 25.1 27.5 28.6 VI 19.6 15.2 22.0 20.5 23.2 13.3 26.5 29.1 29.8 31.5 31.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Sản lượng: Nghìn tấn Vùng 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I 43.2 45.4 55.7 59.0 61.0 67.9 79.9 79.7 73.7 78.0 82.5 II 36.0 34.0 39.5 45.2 44.0 46.6 62.3 64.0 60.1 70.2 86.7 III 136.7 128.0 138.9 146.0 162.4 162.2 183.8 186.0 184.8 204.0 204.2 IV 19.7 20.4 25.5 28.8 27.8 33.8 17.3 33.8 33.1 32.9 32.2 V 118.4 75.3 76.1 67.5 81.5 71.9 91.5 85.4 75.0 82.0 84.9 VI 32.0 15.0 19.6 16.6 23.7 23.8 34.2 40.4 35.8 42.9 43.3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2009 [31]

Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy:

* Vùng Đồng bằng sông Hồng với diện tích 34500 ha, chiếm 13,5%; năng suất 23,9 tạ/ha, đứng thứ 3; sản lượng 82,5 nghìn tấn, chiếm 15,5% cả nước (năm 2008). Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình.

* Vùng Trung du miền núi phía Bắc với diện tích 50800 ha, chiếm 19,8%; năng suất 17,1 tạ/ha, đứng thứ 5; sản lượng 86,7 nghìn tấn, chiếm 16,2% cả nước (năm 2008). Lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên.

* Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là vùng trọng điểm lạc của các tỉnh phía Bắc với diện tích 107200 ha, chiếm 41,9%; năng suất 19 tạ/ha, đứng thứ 4; sản lượng 204,2 nghìn tấn, chiếm 38,3% cả nước (năm 2008). Lạc được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

* Vùng Tây Nguyên là vùng cây lạc ít được chú trọng đầu tư phát triển, với diện tích 19900 ha, chiếm 7,8%; năng suất 16,2 tạ/ ha (thấp nhất cả nước); sản lượng 32,2 nghìn tấn, chiếm 6,0% cả nước (năm 2008). Lạc được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh Đắc Lắc.

* Vùng Đông Nam Bộ với diện tích 29700 ha, chiếm 11,6%; năng suất 28,6 tạ/ha, đứng thứ 2; sản lượng 84,9 nghìn tấn, chiếm 15,9% cả nước (năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2008). Lạc được trồng tập trung ở 2 tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lạc nhỏ nhất cả nước 13900 ha, chiếm 5,4%; tuy nhiên năng suất lạc lại cao nhất so với các vùng trong cả nước (23,9 tạ/ha); sản lượng 43,3 nghìn tấn, chiếm 8,1% cả nước (năm 2008). Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Long An, Trà Vinh.

Diện tích trồng lạc chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, năng suất lạc ở phía Bắc lại thường thấp hơn năng suất lạc ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy việc nghiên cứu tăng năng suất lạc ở các tỉnh phía Bắc được xem là chiến lược chủ yếu trong phát triển sản xuất lạc của cả nước.

Trong vòng 10 năm (1991 - 2000), Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu lạc, tổng sản lượng xuất khẩu là 127 nghìn tấn. Những năm gần đây (2001 - 2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của Việt Nam đạt trên 50 triệu đôla mỹ và lạc được xếp vào một trong các mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu của cả nước.

Từ những giá trị kinh tế mà cây lạc đem lại có thể khẳng định rằng vai trò của cây lạc rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc trên đất một vụ lúa tại huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 32)