- Nguồn gốc: Giống lạc TB25 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Thái Bình chọn tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tháng 6/2008.
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số giống lạc trong điều kiện không che phủ nilon, vụ Xuân năm 2009.
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 05 công thức (tương ứng với 05 giống), 03 lần nhắc lại.
Công thức 1: Giống Đỏ Bắc Giang (Đỏ BG) (Đ/c) Công thức 2: Giống MD9
Công thức 3: Giống L23 Công thức 4: Giống TB25 Công thức 5: Giống A09
- Diện tích ô thí nghiệm là 7,5m2 (1,5m x 5m) - Số ô thí nghiệm: 3 x 5 = 15 (ô).
- Tổng diện tích thí nghiệm: 112,5 m2 (không kể dải bảo vệ)
* Các biện pháp kỹ thuật thực hiện trong thí nghiệm:
Các thí nghiệm đồng ruộng được gieo trồng, chăm sóc đồng đều, áp dụng theo quy trình chung đối với cây lạc [33].
- Thời vụ: Gieo vào vụ Xuân (ngày 01/03/2009).
- Làm đất: Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, san phẳng mặt ruộng, độ ẩm lúc gieo khoảng 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mật độ: 33 cây/m2
- Khoảng cách gieo: 30 cm x 10 cm x 1 hạt.
- Độ sâu lấp hạt 3 - 4cm, dặm bổ sung khi cây có 1 - 2 lá thật để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
- Lượng phân bón cho 1 ha: Bón 5 tấn phân hữu cơ + 30kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O + 500kg vôi bột.
- Cách bón phân:
+ Bón lót: 100% phân hữu cơ + 100% phân P2O5 + 50% vôi bột + 50% N, 50% lượng kali. Toàn bộ phân hóa học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng. Sau khi bón phân, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.
+ Bón thúc lần 1: 50% N + 50% K2O, bón vào thời kỳ cây lạc có 2 - 3 lá thật. Kết hợp xới nông khắp mặt luống.
+ Bón thúc lần 2: 50% vôi bột, bón vào thời kỳ cây lạc ra hoa rộ, kết hợp với xới và vun nhẹ quanh gốc.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 1 2 4 5 3 4 5 1 3 2 3 4 5 2 1 Dải bảo vệ
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất giống L23 trong vụ Xuân 2010.
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 05 công thức, 03 lần nhắc lại.
Công thức 1: Mật độ 50 cây/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Công thức 2: Mật độ 40 cây/m2 (25 x 10cm) Công thức 3: Mật độ 33 cây/m2 (30 x 10cm) Công thức 4: Mật độ 25 cây/m2 (40 x 10cm) Công thức 5: Mật độ 29 cây/m2 (35 x 10cm) (Đ/c) - Diện tích ô thí nghiệm là 8 m2 (1,6 m x 5m) (không kể rãnh). - Số ô thí nghiệm: 3 x 5 = 15 (ô).
* Các biện pháp kỹ thuật thực hiện trong thí nghiệm: Như thí nghiệm 1.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 5 2 3 4 1 3 4 1 5 2 1 5 3 2 4 Dải bảo vệ
* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng N, P, K thích hợp cho lạc trong vụ vuân 2010. Sử dụng giống thí nghiệm là L23.
+ Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 05 công thức, 03 lần nhắc lại.
Công thức 1: Nền = 5 tấn phân hữu cơ + 500 kg vôi bột/ha Công thức 2: Nền + 400 kg NPK (5:10:3)/ha (Đ/c) Công thức 3: Nền + 20 kg N + 70 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha Công thức 4: Nền + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha Công thức 5: Nền + 40 kg N + 100 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha - Diện tích ô thí nghiệm là 7,5m2 (1,5m x 5m) - Số ô thí nghiệm: 3 x 5 = 15 (ô).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Các biện pháp kỹ thuật thực hiện trong thí nghiệm: Như thí nghiệm 1.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ 2 1 3 5 4 4 5 2 1 3 3 1 4 5 2 Dải bảo vệ