Sử dụng phƣơng tiện trực quan dạng bản đồ tƣ duy

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông (Trang 66 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.5. Sử dụng phƣơng tiện trực quan dạng bản đồ tƣ duy

Trƣớc nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đƣờng thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não (não trái), mà chƣa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thƣờng đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin.

Bản đồ tƣ duy là một công cụ tổ chức tƣ duy. Đây là phƣơng pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của HS rồi đƣa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phƣơng tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó là “Sắp xếp” ý nghĩ của HS. Với cách thể hiện gần nhƣ cơ chế HĐ của bộ não, bản đồ tƣ duy sẽ giúp HS sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ của HS và nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập… Lập bản đồ tƣ duy (hoặc sơ đồ ý tƣởng) là việc bắt đầu từ một ý tƣởng trung tâm và viết ra những ý khác liên quan tỏa ra từ trung tâm. Bằng cách tập trung vào những ý tƣởng chủ chốt đƣợc viết bằng từ ngữ của HS, sau đó tìm ra những ý tƣởng liên quan và kết nối giữa những ý tƣởng lại với nhau hình thành nên một bản đồ tƣ duy. Tƣơng tự, nếu HS lập một sơ đồ kiến thức, nó sẽ giúp HS hiểu và nhớ những thông tin mới và nắm kiến thức sâu hơn.

Hƣớng dẫn HS sử dụng những đƣờng thẳng, màu sắc, mũi tên, nhánh rẽ hoặc những cách khác để thể hiện kết nối giữa những ý tƣởng đƣợc đƣa ra trong bản đồ tƣ duy của HS. Những mối quan hệ này sẽ quan trọng khi HS đang tìm hiểu những thông tin mới hoặc xây dựng cấu trúc của một bài học. Bằng cách cá nhân hoá bản đồ tƣ duy với những ký hiệu và thiết kế riêng của mỗi HS, HS sẽ xây dựng đƣợc những mối quan hệ trực quan và có ý nghĩa giữa những ý tƣởng; điều này sẽ hỗ trợ HS rất nhiều trong việc gợi nhớ và hiểu. Ý tƣởng của bản đồ tƣ duy là suy nghĩ sáng tạo và liên kết bằng một cách thức phi tuyến tính. Có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa thông tin sau này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣng ở bƣớc đầu tiên, việc đƣa mọi khả năng vào bản đồ là rất quan trọng. Đôi khi một trong những khả năng tƣởng nhƣ là không thể ấy lại trở thành ý tƣởng chủ chốt đƣa HS đến kiến thức đó.

Vài HS phát hiện rằng sử dụng những kí tự viết hoa sẽ thu hút các em chỉ chú ý vào những điểm chính. Chữ viết hoa cũng dễ đọc hơn trong một sơ đồ. Tuy nhiên, HS có thể viết vài ghi chú, giải thích bằng chữ viết thƣờng. Một số HS làm thế để khi cần xem lại bản đồ tƣ duy một thời gian sau, trong lúc số khác lại dùng để ghi lại những đánh giá, phê bình. Hầu hết HS đều thấy tiện dụng khi lật ngang trang giấy và vẽ bản đồ tƣ duy của các em theo chiều ngang. Đặt ý tƣởng hoặc chủ đề chính vào chính giữa trang giấy, ta sẽ có có không gian tối đa cho những ý khác tỏa ra từ trung tâm.

Vài bản đồ tƣ duy hữu dụng nhất thƣờng đƣợc HS bổ sung hoàn chỉnh trong một khoảng thời gian dài tiếp tục sau nầy trong quá trình học tập của các em. Sau lần vẽ ban đầu, HS có thể muốn làm nổi bật vài thứ, thêm thông tin hoặc thêm vài câu hỏi. Vì vậy, để trống nhiều chỗ trên bản đồ là một ý hay để sau đó HS có thể thêm vào những ý tƣởng mới.

- Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng thuyết trình bản đồ tƣ duy của

bài học cũ trƣớc lớp. GV và các bạn khác có thể đặt thêm câu hỏi để HS trả lời. Bắt buộc 100% học sinh phải có bản đồ tƣ duy bài học cũ và các bản đồ tƣ duy đƣợc HS lƣu trong bìa giấy hoặc một túi hồ sơ để sử dụng khi ôn tập và khi GV kiểm tra thay cho vỡ ghi bài. HS cũng có thể có một tập nháp vẽ sơ đồ tƣ duy ngay tại lớp trong giờ học. Về nhà HS sẽ tự chỉnh sửa sơ đồ tƣ duy bằng hình vẽ bằng tay hoặc bằng phần mềm vẽ bản đồ tƣ duy và lƣu trên máy tính cá nhân để ôn tập các kì thi.

- Dạy bài mới: GV giới thiệu bài mới và vẽ chủ đề chính của bài học

lên bảng bằng một hình vẽ bất kì trên bảng của lớp mà không ghi bài theo kiểu cũ và GV cho HS ngồi theo nhóm thảo luận bản đồ tƣ duy của mỗi HS đã chuẩn bị trƣớc ở nhà để đối chiếu với bản đồ tƣ duy của các bạn trong nhóm. GV đặt câu hỏi chủ đề nội dung chính hôm nay có mấy nhánh lớn cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số 1 và gọi HS HS lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lớn trên bảng có ghi chú thích tên từng nhánh lớn. Sau khi HS vẽ xong các nhánh lớn cấp số 1, GV đặt câu hỏi tiếp ở nhánh thứ nhất có mấy nhánh nhỏ cấp số 2... tƣơng tự HS đã hoàn thành nội dung bản đồ tƣ duy của bài học mới ngay tại lớp. HS tự chỉnh sửa điều chỉnh bổ sung những phần còn thiếu vào bản đồ tƣ duy của từng cá nhân.

- Củng cố: GV gọi HS lên bảng trình bày nội dung bản đồ tƣ duy mà

các em đã thực hiện. HS thuyết trình trƣớc lớp cho các bạn theo dõi nội dung bài học. GV nhận xét đánh giá cho điểm và dặn dò HS chuẩn bị bài học lần sau. Lƣu ý khi đặt câu hỏi cho HS trả lời GV nên hỏi những câu liên quan đến sự thông hiểu để HS vận dụng khi làm bài bài kiểm tra. Khi HS trả lời GV nên động viên khuyến khích và có thể hỏi tiếp những câu có liên quan đến kiến thức của bài học cũ để HS vừa học kiến thức mới, vừa ôn tập kiến thức cũ đã học.

Ví dụ 2.5:

Bản đồ tư duy bài “Phương trình đường thẳng” của HS Nguyễn Văn Mạnh Lớp 10A2 trường THPT Thái Hòa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bản đồ tƣ duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tƣởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đƣờng nét, màu sắc, chữ viết với sự tƣ duy tích cực. Đặc biệt đây là một bản đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ nhƣ bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi ngƣời vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhƣng mỗi ngƣời có thể “thể hiện” nó dƣới dạng bản đồ tƣ duy theo một cách riêng, do đó việc lập bản đồ tƣ duy phát huy đƣợc tối đa khả năng sáng tạo của mỗi ngƣời.

Bản đồ tƣ duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lƣới liên tƣởng (các nhánh). Có thể vận dụng bản đồ tƣ duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chƣơng, mỗi học kì...

GV có thể tổ chức một số HĐ khác sau đây khi sử dung bản đồ tƣ duy trong dạy học Phƣơng pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trƣờng THPT:

HĐ 1. Lập bản đồ tƣ duy: Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập bản

đồ tƣ duy theo nhóm hay cá nhân với các gợi ý của GV.

HĐ 2. Báo cáo, thuyết minh về bản đồ tƣ duy: Cho một vài HS hoặc đại

diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tƣ duy mà nhóm mình đã thiết lập. Qua HĐ này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trƣớc đông ngƣời, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của HS hiện nay.

HĐ 3. Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tƣ duy: Tổ chức cho HS

thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tƣ duy về kiến thức của bài học. GV sẽ là ngƣời cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh bản đồ tƣ duy về hình thức, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.

HĐ 4. Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tƣ duy: GV cho HS lên trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc bản đồ tƣ duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có thể giới thiệu bản đồ tƣ duy khác của HS chuẩn bị ở nhà bằng phần mềm mind – map (vì bản đồ tƣ duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu bản đồ tƣ duy, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức và góp ý thêm về đƣờng nét vẽ và hình thức - nếu cần).

Khi HS đã thiết kế bản đồ tƣ duy và tự “ghi chép” phần kiến thức nhƣ trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thƣờng thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của mình.

Ví dụ 2.6: Bản đồ tư duy của học sinh Lê Thị Hà Xuyên lớp 10 A1 (trình bày khác với bản đồ tư duy của HS Nguyễn Văn Mạnh lớp 10A2 nhưng nội dung bài học vẫn giống nhau)

Hình 2.7

Có thể tóm tắt một số HĐ dạy học trên lớp với bản đồ tƣ duy:

HĐ 1: HS lập bản đồ tƣ duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV. HĐ 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tƣ duy mà nhóm mình đã thiết lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

HĐ 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tƣ duy về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là ngƣời cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh bản đồ tƣ duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

HĐ 4: Củng cố kiến thức bằng một bản đồ tƣ duy mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một bản đồ tƣ duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

Sử dụng bản đồ tƣ duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tƣởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi ngƣời. Bản đồ tƣ duy giúp bộ não liên tƣởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý tƣởng. Sau khi HS tự thiết lập bản đồ tƣ duy kết hợp việc thảo luận nhóm dƣới sự gợi ý, dẫn dắt của GV dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)