Kỹ năng sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học toán

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông (Trang 34 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Kỹ năng sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học toán

Việc sử dụng PTTQ và PPDH trực quan ở trƣờng phổ thông là một vấn đề cần quan tâm đến hiện nay. Thông qua đợt thực tập sƣ phạm trực tiếp tìm hiểu, trao đổi với các GV, tham gia dự giờ giảng của GV, của HS, tôi nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thấy việc sử dụng PTTQ để giảng dạy môn toán là quá ít. Đối với tất cả các khối lớp phần lớn GV dạy chay không sử dụng PTTQ, nếu có sử dụng thì cũng chỉ sử dụng tranh giáo khoa. Một số GV có thêm sơ đồ khối tự vẽ, mô hình thì hầu nhƣ không có. Điều này cũng một phần do cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn, trang thiết bị ở phổ thông còn thiếu thốn, phần còn lại là do GV còn ngại sử dụng PTTQ trong giờ giảng. Bởi vì khi sử dụng PTTQ trong giờ giảng đòi hỏi ngƣời GV phải có sự chuẩn bị bài giảng kĩ càng hơn để có thể giải đáp đƣợc các câu hỏi mà HS đƣa ra, không bị bất ngờ hay khó xử.

Trong khi sử dụng PTTQ để giảng dạy, GV còn tồn tại một số hạn chế sau: - Đánh giá chƣa đúng hoặc đánh giá quá cao vai trò của PTTQ.

- Kiến thức và phƣơng pháp giảng dạy của GV trong việc sử dụng PTTQ còn lúng túng, dẫn đến hiệu quả sử dụng PTTQ bị giảm sút.

- GV sử dụng PTTQ: tranh ảnh, sơ đồ, . . . quá lâu trong giờ học làm HS mất đi cảm giác mới mẻ và thấy nhàm chán.

- Nhiều GV đặt tất cả PTTQ của giờ dạy lên bàn làm phân tán sự chú ý của HS, khiến HS chỉ tập trung quan sát các đồ dùng trực quan mà không quan tâm chú ý đến lời giảng của GV .

- Hầu hết GV sử dụng PTTQ chỉ nhƣ là để minh họa mà không coi đó là nguồn thông tin rất tốt cho HS tự khám phá kiến thức.

PPDH trực quan là một PPDH có từ rất lâu. Tuy nhiên việc vận dụng nó trong giảng dạy hàng ngày còn chƣa phổ biến. Hiện nay PPDH trực quan đang đƣợc phổ biến rộng rãi trong chƣơng trình dạy học ở bậc mẫu giáo và tiểu học , ngày càng đƣợc phát triển ở các cấp học khác đặc biệt là chƣơng trình trung học phổ thông.

Đối với môn toán học phổ thông ,việc vận dụng PPDH trực quan để giảng dạy còn chƣa đƣợc phát triển rộng rãi. Đặc biệt là đối với chƣơng trình toán tọa độ mặt phẳng. Vấn đề cơ bản là do cơ sở vật chất kỹ thuật của các trƣờng phổ thông còn nghèo nàn, trang thiết bị dành cho dạy học trực quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn thiếu thốn, hầu nhƣ các trƣờng còn chƣa có phòng thực hành. Vì vậy ngƣời GV đôi khi muốn giảng dạy bằng PPDH trực quan cũng không có đủ điều kiện vật chất để dạy.

Một điều đáng quan tâm hơn nữa là do PPDH trực quan đòi hỏi ngƣời GV phải có lƣợng kiến thức vững vàng, phải biết sử dụng một cách linh hoạt các PTTQ, . . . Trong khi đó trình độ của GV hiện nay chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu trên. GV toán ở các trƣờng phổ thông có chuyên môn cao còn ít, tình trạng thiếu GV bộ môn toán đƣợc đào tạo bài bản khá phổ biến. Chính vì vậy, mà việc sử dụng PPDH trực quan trong dạy học toán ở trƣờng THPT là chƣa nhiều, chƣa phổ biến.

Do vậy, khi sử dụng PTTQ trong giảng dạy môn toán cần chú ý tới các yêu cầu sau:

- PTTQ phải đáp ứng các yêu cầu sau: Phù hợp với mục tiêu và nội dung bài giảng, thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS; đảm bảo tính khoa học, nghĩa là phản ánh đƣợc các dấu hiệu chủ yếu của đối tƣợng phản ánh; đƣợc chế tạo đúng quy định, nhất là các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật; đơn giản, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian trong giờ dạy; đủ lớn đảm bảo cho tất cả HS trong lớp đều quan sát đƣợc các sự vật hiện tƣợng một cách rõ ràng. Vì trong quá trình dạy học ngƣời GV phải tổ chức hƣớng dẫn và điều khiển HS quan sát theo trình tự, phân tích đƣợc toàn diện đối tƣợng.

- Khi sử dụng PTTQ trong dạy học môn toán cần chú ý: Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dùng đến đâu đƣa ra đến đó, tránh sự phân tán chú ý của HS. Sử dụng đúng liều lƣợng, không ảnh hƣởng đến quá trình tƣ duy của HS. Kết hợp nhiều loại PTTQ để huy động đƣợc nhiều giác quan của HS (đa phƣơng tiện). Sử dụng theo đúng trình tự vận động kiến thức và tiến trình bài dạy, kết hợp hƣớng dẫn quan sát với trả lời các câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ (tƣ duy) tìm ra bản chất của đối tƣợng nhận thức.

Để đảm bảo tác dụng và hiệu quả sử dụng PTDH, ngoài việc đòi hỏi cao đến chất lƣợng PTDH và những điều kiện phòng học, ánh sáng, không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khí,... thì việc tuân thủ một số nguyên tắc chung khi sử dụng các PTDH là rất quan trọng. Theo Trần Trung [43], những nguyên tắc này đƣợc xây dựng nên từ yêu cầu về mặt sƣ phạm và về mặt tâm sinh lý HS tham gia vào quá trình dạy học ở trƣờng phổ thông:

- Sử dụng PTDH đúng với mục đích sư phạm:

Để đạt đƣợc mục đích của việc dạy, học toán trong trƣờng phổ thông, chúng ta thƣờng dùng các PPDH nhƣ thuyết trình, đàm thoại trực quan, tìm tòi khám phá, ôn tập, luyện tập, kiểm tra. Việc dạy học dùng các phƣơng pháp đó theo hƣớng vận dụng các PTDH trƣớc hết cũng phải đạt đƣợc mục đích của việc dạy toán trong nhà trƣờng là:

+ Giúp HS lĩnh hội, phát triển và rèn luyện một hệ thống kiến thức kĩ năng thói quen cần thiết cho cuộc sống hàng ngày; tiếp tục học tập, tìm hiểu toán học và học tập, tìm hiểu các môn khoa học hoặc các lĩnh vực khác.

+ Hình thành và phát triển các phẩm chất tƣ duy cần thiết của con ngƣời có học vấn trong xã hội hiện đại, cùng những phẩm chất thói quen khác nhƣ tính chính xác, tính khoa học...

+ Góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa khả năng hình thành thế giới quan khoa học qua học toán, hiểu đƣợc bức tranh toàn cảnh của khoa học cũng nhƣ khả năng hình thành một số phẩm chất khác.

+ Hiểu rõ nguồn gốc thực tiễn của toán học và vai trò của nó trong quá trình phát triển văn hoá, văn minh nhân loại cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nguyên tắc này cũng dựa trên cơ sở HS phải nắm vững các kiến thức cơ bản và một số kĩ năng cơ bản mới có thể vận dụng đƣợc các PTDH vào quá trình giải toán. Trong dạy học Toán, PTDH thƣờng dùng để thực hiện ý tƣởng và mục đích sƣ phạm:

+ Kích thích sự hƣng phấn và nhu cầu nhận thức của HS (khi giới thiệu vấn đề; khi chuyển tiếp sang tình huống dạy học mới; khi ôn luyện, mở rộng, khắc sâu kiến thức;…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Thu thập tƣ liệu (qua quan sát, đo đạc các thông số đƣợc xuất hiện trên PTDH) nhằm xây dựng nên kiến thức mới về sự kiện, hiện tƣợng, quá trình đang đƣợc học (qua xử lý toán học và tƣ duy trí tuệ).

+ Thu thập tƣ liệu nhằm minh họa về sự đúng đắn, về mức độ chính xác và điều kiện áp dụng kiến thức đã có đƣợc. Qua đó làm tăng lòng tin của HS đối với kiến thức đã đƣợc học và tạo điều kiện để HS biết cách áp dụng kiến thức đó.

Từ đó có thể thấy rằng ngay từ khi thiết kế bài học (soạn thảo giáo án) GV đã phải khẳng định ý tƣởng, mục đích sƣ phạm mà PTDH sẽ phục vụ. Có nhƣ vậy mới xác định đúng quy trình sử dụng PTDH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng PTDH phù hợp với nội dung bài học:

Việc xây dựng và sử dụng các PTDH phải đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chƣơng trình SGK hiện hành. Chƣơng trình và SGK môn toán đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến ở trong và ngoài nƣớc, theo một hệ thống quan điểm nhất quán về phƣơng diện toán học cũng nhƣ về phƣơng diện sƣ phạm, thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc trong nhiều năm và đƣợc điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn giáo dục ở nƣớc ta

Trong hệ thống các PTDH nói chung, SGK toán chiếm vị trí trung tâm, là hạt nhân. Vì vậy, dạy học theo hƣớng vận dụng các PTDH phải phù hợp với chƣơng trình SGK hiện hành; khai thác triệt để những tình huống còn ẩn tàng trong SGK sẽ thực hiện đƣợc mục đích của giờ dạy toán.

Thông thƣờng một PTDH có thể đƣợc sử dụng khi giảng dạy một số nội dung kiến thức khác nhau. Ngƣợc lại, với một nội dung kiến thức cụ thể, khi giảng dạy nó ta có thể sử dụng nhiều PTDH khác nhau. Do đó GV có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể (ý thức, sở trƣờng của cá nhân; trang thiết bị và cơ sở vật chất của nhà trƣờng; điều kiện địa lý, kinh tế, lịch sử, xã hội của địa phƣơng;…) để lựa chọn PTDH cho phù hợp với nội dung và nhờ đó khi sử dụng nó sẽ đem lại tác dụng và hiệu quả cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức phải đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng sau đó trở lại thực tiễn kiểm chứng. Chính vì vậy, trong tiến trình dạy học cần phải tăng cƣờng các yếu tố thức tiễn. Hay nói một cách khác là phải có sự tƣơng quan hợp lý giữa các tác động bằng lời nói của GV với các PTDH. Chính các PTDH sẽ giúp hình thành những biểu tƣợng cụ thể trong ký ức của HS. Các khái niệm, các định lý thƣờng đƣợc hình thành trên cơ sở các biểu tƣợng và chính các biểu tƣợng là điều dễ gợi nhớ nhất khi cần huy động những kiến thức sẵn có.

- Sử dụng PTDH đúng lúc, đúng chỗ:

PTDH thƣờng kích thích vào các giác quan của HS, giúp HS nhận ra những dấu hiệu bề ngoài của hiện tƣợng, những quan hệ giữa các bộ phận của một quá trình nào đó. Do vậy nếu đƣa PTDH không đúng thời điểm cần thiết thì sẽ làm cho HS phân tán sự chú ý, thậm trí gây nên tình trạng mất tập trung cao độ vào bài giảng. GV chỉ nên sử dụng PTDH khi HS đang có sự chờ đợi, sự mong muốn nhất (sau khi GV đã gợi vấn đề, HS đã thấy rõ cần có PTDH mới hy vọng giải quyết đƣợc vấn đề). Lúc đó HS tập trung vào việc quan sát, theo dõi với một trạng thái tâm lý hƣng phấn cao độ.

Trƣờng hợp cần sử dụng nhiều PTDH trong tiết học thì tốt nhất là GV chỉ cho PTDH xuất hiện theo tiến trình dạy học. Sử dụng PTDH nào thì đƣa PTDH đó ra, những PTDH chƣa đƣợc dùng đến thì nên để ở hậu trƣờng sao cho HS không nhìn thấy. Nếu không có điều kiện về không gian để thực hiện điều đó thì GV cần có vật liệu để che khuất các PTDH đƣợc sử dụng và yêu cầu HS chỉ tập trung chú ý vào PTDH đang đƣợc nghiên cứu, đang đƣợc trình diễn. PTDH phải đƣợc xắp xếp, bố trí đúng tầm quan sát của HS trong cả lớp.

Ngoài các PTDH đƣợc sử dụng trên lớp trong tiết học, còn có các PTDH dƣợc sử dụng trong các HĐ ngoại khóa, trong giờ nghỉ, trong triển lãm… Đối với các PTDH này cũng cần có sự sắp xếp theo một trật tự hợp lý nhất để HS quan sát (hoặc đƣợc phép sử dụng) đạt hiệu quả cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc sử dụng PTDH phải dựa trên định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay, trong đó đáng chú ý là phải tạo cho HS một môi trƣờng HĐ tích cực, tự giác.

Để rèn luyện cho HS khả năng sử dụng PTDH trƣớc hết phải đổi mới nhận thức về vai trò, chức năng của ngƣời GV trong quá trình dạy học. GV phải là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức cho HS tự mình khám phá kiến thức mới. Thông qua các PTDH dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phƣơng pháp học trong đó cốt lõi là phƣơng pháp tự học. Ở trƣờng phổ thông, thông qua dạy học toán cần quan tâm tới phƣơng pháp trực quan nhằm tạo cho HS hứng thú tiến hành các HĐ toán học, tự giác tìm tòi kiến thức mới.

Định hƣớng quan trọng trong đổi mới PPDH hiện nay là: “Học tập trong HĐ và bằng HĐ”. Theo Nguyễn Bá Kim [18], định hƣớng này bao hàm một loạt ý tƣởng lớn đặc trƣng cho PPDH hiện đại, đó là:

- Xác lập vị trí chủ thể của ngƣời học, đảm bảo tính tự giác tích cực là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ chứ không phải là nhân vật bị động hoàn toàn theo lệnh của thầy giáo.

- Dạy học dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của ngƣời học.

- Dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học. - Dạy tự học trong quá trình dạy học.

- Xác định vai trò mới của ngƣời thầy với tƣ cách ngƣời thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa.

Vì vậy, việc xây dựng và sử dụng các PTDH phải dựa trên định hƣớng đổi mới PPDH hiện nay. Thông qua các hình ảnh trực quan, thầy giáo tạo ra cho HS những tình huống có vấn đề, để họ HĐ tự giác nhằm giải quyết vấn đề đặt ra.

Thông qua đó, HS lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt đƣợc những mục đích học tập khác. Kiểu dạy học này phù hợp với tính tự giác và tích cực vì nó khơi gợi đƣợc HĐ học tập. Tác dụng giáo dục của kiểu dạy học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

này là ở chỗ, nó dạy cho HS cách khám phá, tức là nó rèn luyện cho HS cách thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Đồng thời nó góp phần bồi dƣỡng ngƣời học những đức tính cần thiết của ngƣời lao động sáng tạo, nhƣ đức tính chủ động, tích cực, kiên trì vƣợt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra...

Nguyên tắc này chỉ đạo ngƣời GV khi sử dụng PTDH phải huy động một hệ thống phƣơng pháp tác động liên tục nhằm khơi gợi tƣ duy HS, tổ chức HĐ nhận thức của HS theo quy trình, từ đó HS có ý thức tự giác chủ động học tập, có tinh thần ham hiểu biết, tìm tòi khám phá.

- Sử dụng PTDH đúng cường độ:

Việc sử dụng PTDH đúng cƣờng độ xuất phát từ nguyên tắc đảm bảo sự vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý và năng lực lĩnh hội của HS. Cụ thể cần lƣu ý mấy điểm sau:

+ Không sử dụng một PTDH trong một thời gian quá dài, vì nhƣ vậy sẽ gây ức chế cho HĐ thần kinh của HS, lớp HS càng nhỏ tuổi thì thời gian tập trung chú ý trên một loại PTDH càng ngắn. Do đó nên thay đổi PTDH để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trong dạy học môn Toán, ta có thể kết hợp tranh vẽ, tranh in, mô hình, phần mềm,… một cách xen kẽ.

+ Việc thay đổi hình thức sử dụng PTDH trong một tiết học cũng rất cần thiết: GV có thể biểu diễn PTDH; GV có thể cho HS biểu diễn hoặc sử dụng PTDH (đã có sự chuẩn bị trƣớc đối với PTDH phức tạp, dễ hỏng hóc, dễ gây tác dụng phụ); có thể sử dụng PTDH dƣới dạng thiết bị nghiên cứu khảo sát để xây dựng kiến thức mới và có thể sử dụng PTDH để minh họa cho sự đúng đắn của kiến thức đã biết…

+ Khi sử dụng PTDH nào đó, GV cũng cần phải vừa nắm vững cấu tạo,

Một phần của tài liệu sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông (Trang 34 - 42)